Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Blockchain có thể thay đổi th��� trường bất động sản?

CafeLand - Trong nghiên cứu mới phát hành, Savills Việt Nam nhận định blockchain (chuỗi khối) hiện là công nghệ được ghi nhận với sức mạnh có thể đổi mới lĩnh vực bất động sản.

Blockchain được hiểu là một hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu được mã hóa an toàn đằng sau đồng tiền ảo Bitcoin.

Trên thế giới, các cơ quan đăng ký đất đai đang quan tâm đến hệ thống blockchain vì họ hoài nghi rằng hệ thống này có thể cho phép chuyển quyền sở hữu tài sản gần như ngay lập tức theo một cách an toàn. Ông Troy Griffiths - Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam tin rằng "blockchain có khả năng cách mạng hóa việc chuyển nhượng đất".

Cơ quan đăng ký đất đai HM ở Anh gọi đó là một "mục tiêu giàu tham vọng" với việc sẽ đòi hỏi một sự "chuyển đổi sâu rộng nhất trong lịch sử 150 năm".

Đầu năm nay, cơ quan đăng ký đất đai HM đã công bố kế hoạch tạo ra một "con đường kỹ thuật số" ảo để thử nghiệm các công nghệ mới. Hiện số lượng các thử nghiệm tương tự với blockchain đang ngày càng tăng lên trên khắp thế giới.

Điển hình như Chính phủ Ukraina đang hy vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc áp dụng công nghệ blockchain để thay thế các quy trình bằng giấy. Nhà đầu tư sẽ có thể thực hiện giao dịch trực tuyến bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh. Công nghệ này dựa trên Ethereum blockchain – ứng dụng có giá trị thứ hai sau công nghệ sử dụng cho Bitcoin. Các dự án tương tự khác đang được tiến hành ở Honduras và cộng hòa Georgia.

Theo ông Troy Griffiths, nếu công nghệ này được áp dụng cho mục đích đăng ký đất đai thì có thể sẽ đem lại một vài lợi ích nhất định. Quy trình xử lý hợp đồng tự động đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí. Khả năng bảo mật tăng lên, ví dụ như các hồ sơ danh tính sẽ được chống trộm cắp. Thời gian giao dịch cũng giảm xuống vì giao dịch đó có thể là một giao dịch kĩ thuật số hoàn toàn.

Blockchain đã đặt nền móng mới cho ngành bất động sản. Nếu công nghệ này có thể tăng tính thanh khoản và giảm các chi phí thì sẽ có thể loại bỏ được một số rào cản đáng kể cho nhà đầu tư. Nếu có thể hợp nhất tài sản bất động sản trực tiếp và/hoặc nếu dòng thu nhập có nguồn gốc từ tài sản bất động sản trực tiếp được tách ra, công nghệ blockchain cũng sẽ làm giảm những điểm nghẽn của đầu tư bất động sản; Rào cản giữa tài sản thực và chứng khoán phát sinh tổng hợp bắt đầu bị phá vỡ, giúp việc đầu tư được thanh khoản, minh bạch và có thể giao dịch ngay lập tức. Tuy nhiên, sẽ cần có một khoảng thời gian nhất định trước khi đạt được mục tiêu này do chúng ta cần thêm các hàng rào bảo vệ cho cả hệ thống cũng như dữ liệu thông tin, ông Troy Griffiths nói.

Ông Griffiths cũng rất lạc quan về việc ứng dụng blockchain, đặc biệt là ở Việt Nam. Vị này cho biết, đến nay Việt Nam vẫn đang đón nhận công nghệ mới này khá chậm rãi, thế nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Chúng ta đang sở hữu nguồn dân số trẻ, năng động và có một nền văn hóa khởi nghiệp lớn. Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một vị thế tuyệt vời để tận dụng thời kì công nghệ số mới này.

Nhật Bản muốn đầu tư 100 triệu USD vào khu du lịch Xuân Thiều tại Đà Nẵng

Theo đó, Tập đoàn Mikazuki muốn mở rộng quy mô dự án hơn 53.000m2 (lớn gấp 5 lần so với trước) tại khu đất phía Tây Nam và Tây Bắc dự án khu du lịch Xuân Thiều theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

Trước đó, UBND thành phố đã có Thông báo số 122/TB-UBND cho phép Công ty CP Mikazuki Nhật Bản tiến hành khảo sát nghiên cứu đầu tư dự án mở rộng Khu du lịch Xuân Thiều. Dự án có quy mô đầu tư hơn 100 triệu USD, diện tích gần 11,5ha với mục tiêu đầu tư phát triển khu phức hợp dịch vụ bao gồm khách sạn đạt chuẩn 5 sao, khu công viên nước, công viên trò chơi và khu ẩm thực. Đây là khoản đầu tư FDI lớn nhất vào bất động sản du lịch Đà Nẵng năm 2018.

Tại buổi tiếp ông Yoshimune Odaka, Tổng giám đốc Tập đoàn Mikazuki hôm 29/1/2018, chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ đánh giá cao việc Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) xúc tiến đầu tư vào bất động sản du lịch Đà Nẵng.

Ông cũng cho biết, nếu dự án được điều chỉnh quy hoạch mở rộng, chủ đầu tư cũng phải làm các thủ tục đấu giá đất theo quy định. Chủ tịch UBND thành phố cũng đồng thời nhấn mạnh, chính quyền thành phố sẽ nghiên cứu đưa dự án nêu trên vào danh mục báo cáo điều chỉnh quy hoạch cũng như tiến hành thủ tục kêu gọi đấu giá đất tại khu vực này nhằm đảm bảo công khai, minh bạch.

Theo Trí thức trẻ

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Cập nhật sang tên trên sổ h���ng

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Tôi có mua một căn nhà cấp 4 và đang làm thủ tục cập nhật tên trên sổ hồng nhưng chưa được. Tôi có tháo dở một bức tường ngăn phòng bên trong nhà nhưng không thay đổi kiến trúc cũng như kết cấu chịu lực của căn nhà.

Bức tường này trên sổ hồng cũng không thể hiện ra. Nhưng địa chính xã lại xác nhận hiện trạng thay đổi, chủ nhà đang đập căn nhà xây dựng không phép. Luật sư cho hỏi, xác nhận này có đúng không? Để cập nhật sang tên trên sổ hồng thì tôi phải làm gì? Xin cảm ơn.

duyhoanxdbk@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Thứ nhất, Điều kiện chuyển nhượng và thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.

Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra quyền sử dụng đất cần đáp ứng không nằm trong quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Nếu đáp ứng điều kiện chuyển nhượng sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký đất đai

Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên bạn.

Thứ hai, về Giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa cải tạo.

Căn cứ theo khoản 2 điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng thì việc sửa chữa nhà ở sẽ được miễn giấy phép xây dựng khi:

a) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

b) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

Để xây dựng mới hay sửa chữa cần phải làm đúng lộ trình. Trước hết, cần có giấy phép xây dựng, trong đó nêu rõ kiểu cách, kết cấu, cách sửa. Nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình bạn phải xin cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình theo quy định Luật xây dựng 2014.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (theo mẫu phụ lục số 16 Thông tư 10/2012/BXD)

2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Căn hộ 25m2: Chọn lý hay tình?

Đây không phải lần đầu tiên TP.HCM nói không với căn hộ 25m2. Bởi cách đây đúng 3 tháng, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản 5657/UBND-ĐT về quy định diện tích tối thiểu đối với căn hộ chung cư.

Theo văn bản, diện tích tối thiểu căn hộ trong nhà ở chung cư là 30m2 đối với nhà xã hội; 45m2 đối với nhà thương mại. Cũng dễ hiểu bởi TP.HCM lo ngại việc cấp phép xây dựng loại hình căn hộ này sẽ phá vỡ quy hoạch được duyệt, nguy cơ xuất hiện "nhà ổ chuột" trên cao trong lòng đô thị.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội cho rằng, về lý mà nói thì căn hộ 25m2 không đi trái lại bất kỳ quy định hiện có nào về diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư thương mại.

Theo công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2013 về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng, Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Theo công văn này Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25m2.

Xét trên phạm vi toàn dự án, căn hộ diện tích nhỏ sẽ tạo ra áp lực về mặt vận hành tổng thể khi nhu cầu về điện, nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy cũng như nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng và tiện ích chung của dự án theo số người và số hộ gia đình mà tăng lên.

Căn hộ siêu nhỏ cũng đặt ra thách thức về mặt quản lý khi việc kiểm soát số lượng người ở trong căn hộ. Lúc này cơ sở hạ tầng tại các dự án căn hộ siêu nhỏ sẽ càng chịu áp lực cao hơn, nhanh chóng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân nếu số người ở lớn hơn so với quy định.

Tuy nhiên, về phía Bộ Xây dựng cũng có cái tình khi cho rằng căn hộ dạng này đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở cho người thu nhập thấp, độc thân, hộ gia đình ít người… Đây có lẽ là giải pháp thích hợp cho nhà thương mại giá rẻ mà thị trường vẫn tìm kiếm bấy lâu, tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển bắt kịp với nguồn cầu.

Tại các quốc gia Châu Á hiện nay đều có quy định phát triển dạng căn hộ diện tích nhỏ, siêu nhỏ (căn hộ studio) ví như căn hộ nhỏ nhất tại Thái Lan là 25m2, ở Trung Quốc là 20m2. Tại Hồng Kông có cả nhà ở xã hội 15m2 dành cho 2 người… Thay vì sở hữu một căn nhà rộng hàng trăm mét ở xa trung tâm, một căn hộ có diện tích vừa phải ở nội đô bảo đảm chức năng cho một gia đình không phải là ý tưởng tồi.

Tuy vậy, để đưa căn hộ 25m2 đi vào thực tiễn một các thành công, các cơ quan nhà nước cần có cái nhìn tổng quan khi đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng các dự án có căn hộ diện tích siêu nhỏ.

Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường căn hộ siêu nhỏ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để vận hành và quản lý hiệu quả dự án. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cư dân tại các dự án này, tránh gây sức ép đáng kể lên hạ tầng giao thông và các tiện ích công cộng của thành phố, đồng thời giữ gìn hình ảnh và quy hoạch của đô thị.

Điều này có lẽ không quá khó vì các chủ đầu tư có thể tham khảo các quốc gia đi trước về xây dựng căn hộ siêu nhỏ như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan.

THIÊN BÌNH

    Tin liên quan

  • Đại diện giới bất động sản ủng hộ xây căn hộ 25m2
  • Căn hộ 25m2 không có lỗi
  • Đề xuất xây căn hộ 25m2: Bộ Xây dựng "bật đèn xanh", TP.HCM "cấm cửa"
  • TP.HCM kiên quyết "nói không" với căn hộ 25m2

Bất động sản 24h: Ngán ngẩm nhiều công trình xây sai phép, ph�� vỡ quy hoạch

CafeLand - Lo vỡ quy hoạch nếu làm nhà siêu nhỏ; Cắt điện, nước nếu công trình xây trái phép; Nở rộ dự án xây sai phép, không phép tại Đà Nẵng... Là những thông tin nhà đất nổi bật trong 24h qua.

Hình minh họa

Lo vỡ quy hoạch nếu làm nhà siêu nhỏ

Căn hộ thương mại diện tích dưới 45 m2 sẽ không phù hợp với một đô thị như TP HCM, nếu thực hiện sẽ gây ra nhiều "khu ổ chuột trên cao"

Trong khi TP chưa thể đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị theo quy hoạch giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì việc cho phép đầu tư xây dựng nhà ở thương mại loại hình căn hộ chung cư diện tích dưới 45 m2/căn sẽ thu hút người dân từ các địa phương khác đến, làm tăng quy mô dân số, phá vỡ quy hoạch được duyệt, tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của TP hiện đang bị quá tải... xem thêm

Đã có hiện trạng gom đất tách thửa

Quyết định 60 của UBND TPHCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa được đánh giá thông thoáng cho người dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến nếu không giám sát chặt chẽ sẽ phát sinh nhiều tiêu cực như đã từng xảy ra trước đó trong quá trình tách thửa.

Đối với quy hoạch, chỉ xem xét tách thửa đất ở thuộc quy hoạch đất dân cư hiện hữu hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang. Không tách thửa thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất; tuy nhiên sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch mà chưa thực hiện sẽ được tách thửa... xem thêm

Cắt điện, nước nếu công trình xây trái phép?

Bộ Xây dựng lại vừa đề xuất cắt điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm. Biện pháp này đã bị ngưng áp dụng từ năm 2015 do không phù hợp với các luật hiện hành.

"Người có thẩm quyền ký hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan phải ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đúng thời hạn yêu cầu trong các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp có thẩm quyền". Đó là một nội dung trong dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về quản lý trật tự xây dựng đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến của các cơ quan chức năng... xem thêm

TP Vũng Tàu: Nhiều công trình lấn biển không phép ung dung hoạt động

Các nhà hàng, resort lấn biển nhưng chính quyền TP Vũng Tàu lại không xử lý triệt để khiến các đơn vị này ung dung hoạt động, thách thức pháp luật.

Phản ánh tới Tòa soạn, người dân tại TP Vũng Tàu cho hay, hiện có hàng loạt dự án nhà hàng, khách sạn ngang nhiên lấn chiếm bãi biển, xây dựng sai phép. Diện tích lấn chiến từ vài chục mét vuông đến cả ngàn mét vuông bãi đá, kéo dài từ phường 2 đến khu vực Sao Mai – Bến Đình thuộc khu vực phường 5... xem thêm

Nở rộ dự án xây sai phép, không phép tại Đà Nẵng

Hàng loạt dự án bất động sản liên tiếp vi phạm khi xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian gần đây gây nhiều bức xúc cho dư luận.

Những tưởng, sau nhiều dự án - lớn có, nhỏ có liên tiếp sai phạm về trật tự xây dựng và bị xử phạt trong thời gian qua thì sang năm 2018, tình hình này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, mới đầu năm thì thông tin chủ đầu tư tự ý "bỏ" quy hoạch, xây dựng trái phép, không phép trong dự án của mình lại tiếp diễn... xem thêm

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Chủ đầu tư có biểu hiện thao túng 'condotel, officetel, shop-house'

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, một số loại hình sản phẩm mới như condotel, officetel, shop-house... Chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, có biểu hiện lợi dụng, thao túng của chủ đầu tư với khách hàng.

Condotel nở rộ năm 2017

Chiều 16/1, tại Hội nghị Tổng kết ngành, Thứ trưởng Hùng, cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị. Một số loại hình sản phẩm mới như condotel, officetel, shop-house... Chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, có biểu hiện lợi dụng, thao túng của chủ đầu tư với khách hàng.

Không chỉ Bộ Xây dựng cảnh báo, mới đây, theo nghiên cứu công ty nghiên cứu thị trường JLL vừa công bố về những số liệu khiến không ít doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải giật mình. Cụ thể, nguồn cung officetel năm 2014 dưới 600 căn, đến năm 2015 đã vọt lên 3.000. Năm 2016 xây dựng căn hộ văn phòng nở rộ, nguồn cung đội lên hơn 7.000 căn. Đến quý III/2017, Việt Nam ghi nhận tổng nguồn cung tích lũy đạt 8.433 sản phẩm, tức tăng gấp 14 lần so với năm 2014.

Còn nguồn cung condotel được chính thức mở bán và công bố rộng rãi trên thị trường Việt Nam cũng tăng trưởng không kém gì officetel. Hiện dòng sản phẩm căn hộ khách sạn này tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Đà Nẵng 6.550 căn, Nha Trang 12.990 căn và Phú Quốc 1.808 căn. Ngoài ra, condotel còn xuất hiện tại các tỉnh Lào Cai (Sapa), Hà Nội, Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng (Đồ Sơn), Quảng Nam (Hội An), Quy Nhơn (Bình Định) và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bức xúc về việc phát triển quá nóng của loại hình bất động sản, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành vừa có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng. Theo ông Đực, cần xem xét lại việc xuất hiện và phát triển căn hộ officetel (tại TPHCM mỗi dự án đều có thêm 10-20% căn officetel, đã có 10.000 căn và tiếp tục sắp có thêm 10.000 căn nữa). "Các căn hộ này ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở khu trung tâm, gây kẹt xe, vỡ hạ tầng công cộng", ông Đực nhận xét.

Bên cạnh yếu kém các loại hình căn hộ mới, Thứ trưởng Hùng còn cho rằng, việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội còn chậm và gặp nhiều khó khăn sau khi chấm dứt gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, trong khi lượng vốn bố trí hỗ trợ nhà ở xã hội (theo quy định của Luật Nhà ở) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 rất thấp và triển khai chậm so với kế hoạch. Tiến độ thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ còn chậm.

Vấn đề đô thị được Thứ trưởng nhấn mạnh những điểm còn yếu. Cụ thể, chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị còn thấp. Việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết còn tùy tiện, không đúng quy trình, thủ tục, thường có xu hướng tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích công cộng, hạ tầng cây xanh.

Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp : Trong năm 2017, đã có thêm 05 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp hoàn thành, với quy mô khoảng 1.225 căn; 16 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 5.200 căn hộ .

Cơ hội sở hữu căn hộ du l���ch 5 sao “hot” nhất Quy Nhơn

Không gian sống

18/01/2018 14:25

Tiếp tục dẫn đầu thị trường Quy Nhơn dịp cuối năm, tổ hợp khách sạn và căn hộ du lịch 5 sao TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon xứng danh "biểu tượng kiến trúc mới" bởi những giá trị khác biệt.

Cơ hội sở hữu căn hộ du lịch 5 sao

Căn hộ du lịch 5 sao TMS Quy Nhơn được ứng dụng công nghệ Smart Home

Không ngừng nghiên cứu và nỗ lực mang lại sự hoàn hảo trong từng chi tiết dự án, chủ đầu tư TMS Group đã triển khai ứng dụng công nghệ Smart Home vào mỗi căn hộ du lịch.

Theo đó, các căn hộ được thiết kế khoa học, từ phòng ngủ đến phòng khách, từ hệ thống chiếu sáng, cảm biến môi trường, camera an ninh… đều được vận hành theo một kịch bản định sẵn và kết nối với hệ thống điều khiển thông minh, cho phép chủ nhân giám sát mọi thiết bị ở bất cứ đâu chỉ cần qua smartphone hay máy tính bảng kết nối internet.

Được thiết kế bởi CallisonRTKL – top 8 công ty kiến trúc hàng đầu thế giới, TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon tối ưu góc nhìn với các mặt hướng biển, ngập tràn nắng gió, mang đến cho khách hàng không gian nghỉ dưỡng thoải mái, tiện nghi và giải trí hiện đại hàng đầu.

Bên cạnh đó TMS Luxury Hotel & Residence Quy Nhon đầu tư trường Anh ngữ Quốc tế SCOTS English Australia và Trường quốc tế liên cấp TMS International School ngay tại nội khu dự án với quy mô lớn, bài bản lần đầu tiên và duy nhất tại Bình Định. Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn từ nhiều trường danh tiếng để đảm bảo chất lượng hàng đầu và tạo dựng thương hiệu giáo dục TMS.

TMS Quy Nhơn hiện có suất đầu tư hợp lý từ 1,3 tỷ đồng, được ngân hàng hỗ trợ vay tối đa 70% giá trị căn hộ. Khách hàng chỉ cần 390 triệu sở hữu ngay căn hộ du lịch 5 sao "hot" nhất TP Quy Nhơn.

THUỲ LINH

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Đầu tư bất động sản: Đ��n sớm, đến muộn không bằng... ��ến đúng lúc

Năm 2018, thị trường bất động sản Biên Hoà được sự báo sẽ bước vào thời điểm chín muồi, hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" cho sự phát triển.

Quá sớm hay quá muộn…đều không tốt

Đầu năm 2017, thị trường bất động sản Long Thành (Đồng Nai) nóng bừng với thông tin dự án sân bay Long Thành được phê duyệt. Trước thông tin này, các nhà đầu tư Tp.HCM, Hà Nội đổ xô về Long Thành gom đất khiến giá đất có nơi tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, do tại khu vực Long Thành dân cư đang còn thưa thớt, các nhà đầu tư chủ yếu mua để đầu cơ, chính vì vậy chính quyền tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định hạn chế phân lô, bán nền, gom đất từ tháng 6/2017 để tránh tình trạng bong bóng bất động sản có thể xảy ra ở đây. Hệ quả, hàng chục nghìn đầu tư mua bất động sản "mắc cạn". Phải chăng, các nhà đầu tư trong giai đoạn cuối đã thất bại do đến với thị trường quá muộn?

Trước "cơn sốt" Long Thành, thị trường bất động sản Đồng Nai cũng xôn xao với biến động giá đất Nhơn Trạch khi có thông tin khởi công cầu Cát Lái. Thông tin này ngay lập tức khiến nhiều nhà đầu tư đổ về Nhơn Trạch gom đất.

Nhưng đến nay đã 8 năm trôi qua, cầu Cát Lái vẫn chưa được khởi công, giá đất tại Nhơn Trạch vẫn vậy do hạ tầng chưa phát triển, dân số thưa thớt. Hàng loạt khu đô thị vắng người ở là minh chứng rõ nhất cho hoạt động đầu cơ này. Phải chăng các nhà đầu tư đã nhảy vào Nhơn Trạch quá sớm?

Như vậy, cả đến quá sớm và đến quá muộn đều không đạt hiệu quả trong đầu tư bất động sản. Và thị trường "đúng lúc" là khi hội tụ cùng lúc ba yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà".

Hội tụ 3 yếu tố

Hiện Biên Hoà đang được đánh giá là một trong những thị trường có đầy đủ nhiều yếu tố, thích hợp để các nhà đầu tư đầu tư.

Về "thiên thời", tháng 11 vừa qua, UBND Tp.HCM đã chấp thuận chi 21.234 tỷ đồng để kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai.

Việc kéo dài tuyến Metro đến Biên Hoà và Dĩ An được kỳ vọng sẽ tạo ra kỳ tích cho thị trường này như kỳ tích mà tuyến Metro đã tạo ra cho bất động sản khu Đông.

Về "địa lợi", hiện nay quỹ đất trống của thành phố Biên Hoà còn tới 13.216 ha rất thuận lợi để phát triển địa ốc.

Quan trọng nhất, về "nhân hoà", Biên Hoà sở hữu lợi thế như dân số đông lên tới 1,2 triệu người, ngang bằng với những thành phố lớn khác.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai có hơn 7.100 chuyên gia nước ngoài, 500 nghìn công nhân nên nhu cầu về thuê và mua căn hộ tại Biên Hòa rất lớn. Tuy nhiên, hiện ở thành phố Biên Hoà chỉ có khoảng 600 căn hộ, chưa đáp ứng được 10% lượng nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia và dân văn phòng làm việc tại các khu công nghiệp.

Cung thiếu sẽ là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của thị trường địa ốc Biên Hoà và khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc đều muốn nhảy vào đầu tư tại Thành phố này.

Vừa bước vào tháng đầu tiên của năm 2018, thị trường bất động sản Biên Hoà - Đồng Nai đã chứng kiến nguồn cung tăng nhanh của nhiều dự án lớn.

Theo thống kê, chỉ trong quý 1/2018, sẽ có 3.211 căn hộ thuộc 8 dự án được đồng loạt được chào bán tại Biên Hoà. Tính ra, chỉ riêng lượng cung căn hộ trong 3 tháng đầu năm 2018 tại Biên Hoà đã gấp 8 lần tổng lượng cung căn hộ tại Đồng Nai trong 6 năm qua cộng lại.

Được chào bán sớm nhất thị trường bất động sản Đồng Nai trong năm nay chính là Samsora Riverside tại Tân Vạn, Đồng Nai. Dự án này do Samland phát triển, có quy mô 1.125 căn hộ giá khoảng 700 triệu/căn. Sau 2 tuần tung ra thị trường, hơn 300 căn hộ tại dự án này đã có chủ.

Sau dự án Samsora Riverside, trong thứ 7 tuần vừa qua, chủ đầu tư Berjaya-D2D cũng đã giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ cao cấp Topaz Twins có quy mô hơn 11.000 m2, gồm 2 toà tháp 18 tầng với hơn 700 căn hộ tiêu chuẩn quốc tế. Đây là dự án căn hộ sở hữu vị trí rất đẹp tại khu D2D trên cung đường Võ Thị Sáu tại trung tâm hành chính của Biên Hoà.

Là căn hộ mang phong cách nghỉ dưỡng và sở hữu vị trí đẹp tại Biên Hoà, nên căn hộ tại Topaz Twins có mức giá khoảng 1,3 - 2 tỷ đồng/căn tuỳ diện tích.

Mặc dù sở hữu mức giá khá cao so với mặt bằng chung ở đây nhưng hầu như tất cả các căn hộ tháp A được chủ đầu tư đưa ra thị trường trong đợt 1 này đều được khách hàng chọn sau khi công bố dự án khoảng 2 tiếng.

Ghi nhận tại sự kiện, có nhiều nhà đầu tư mua một lúc 4-8 căn hộ, đa số các nhà đầu tư này đều mua căn hộ với mục đích cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Biên Hoà thuê.

Là căn hộ cao cấp nhất Biên Hoà, Topaz Twins sở hữu những tiện ích 5 sao lần đầu tiên xuất hiện tại Biên Hoà như: hồ bơi tràn trên không mang phong cách nghỉ dưỡng, khu Aqua Gym tích hợp trong hồ bơi, chuỗi vườn nhiệt đới và suối nước trong lòng các toà tháp…

Được biết, sau thành công của Samsora Riverside, Topaz Twins, Dự án Biên Hoà Center City (576 căn), LDG Premium (879 căn), Thanh Bình Center (587 căn), Bien Hoa Central Park (436 căn)… cũng sẽ lần lượt được công bố trong quý 1/2018.

Chủ tịch VNREA kiến nghị ph��t triển nhà ở và thị trường B��S ổn định, bền vững

  • Thủ tướng dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết Bộ Xây dựng

(Xây dựng) – Tại Hội nghị Tổng kết Công tác năm 2017 và Triển khai Kế hoạch năm 2018 Ngành Xây dựng do bộ Xây dựng tổ chức chiều 16/1 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có nhiều kiến nghị nhằm phát triển nhà ở và thị trường bất động sản ổn định, bền vững. Đây cũng là những ý kiến được Hiệp hội tổng hợp, nói lên tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp BĐS đến Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Xây dựng và các bộ, ngành quản lý liên quan.


Ông Nguyễn Trần Nam phát biểu và đề xuất kiến nghị tại Hội nghị Tổng kết năm 2017 và Triển khai kế hoạch năm 2018 Ngành Xây dựng.

Báo Xây dựng xin đăng những nội dung chính tham luận của ông Nguyễn Trần Nam tại Hội nghị để phục vụ sự quan tâm theo dõi của bạn đọc.

Ông Nguyễn Trần Nam tỏ bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn những nỗ lực của Thủ tướng và tập thể Chính phủ, cùng các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng công khai, minh bạch... Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Với một Chính phủ kiến tạo do Thủ tướng dẫn dắt, trong năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nước ta vẫn tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Nổi bật là, về kinh tế-xã hội, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.

Trong bức tranh tích cực đó, ngành Xây dựng nói chung và cộng đồng doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng đã có những đóng góp tích cực khi duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ 8,70%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm (kinh doanh BĐS tăng 4,07%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm) vào mức tăng chung. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Xây dựng, với nỗ lực của các DN, thị trường BĐS đã phát triển ổn định, cơ bản lành mạnh.

Nhân dịp này, Hiệp hội BĐS Việt Nam xin đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan một số kiến nghị để tiếp tục quản lý, phát triển TT BĐS lành mạnh, ổn định và bền vững; cụ thể như sau:

Có chính sách tín dụng tích cực và linh hoạt đối với thị trường BĐS

Trong năm 2017 vừa qua, thị trường BĐS tiếp tục tăng trưởng ổn định, thể hiện qua các chỉ số về giá cả, số lượng giao dịch. Theo số liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, năm 2017 lượng giao dịch tăng mạnh so với năm 2016, chỉ tính riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có 64.263 giao dịch thành công (chưa kể đất nền dự án) , chủ yếu là sản phẩm chung cư giá rẻ và trung cấp. So với năm 2016, giá chung cư tăng nhẹ khoảng 5%, đất nền tăng khoảng 10%; tồn kho tiếp tục giảm 17% so với thời điểm 12/2016 (tính đến 20/11/2017 còn hơn 25.700 tỷ đồng).

Tín dụng trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng trưởng trong giới hạn an toàn: Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết quý III/2017, tổng dư nợ trong lĩnh vực KD BĐS là gần 450 ngàn tỷ đồng; ước tính năm 2017, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng dư nợ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cho vay BĐS khoảng 8,5%.

Với bức tranh thị trường như trên, có thể thấy thị trường BĐS đang được quản lý - vận hành đúng hướng, an toàn và ổn định, chưa có dấu hiệu "bong bóng BĐS" như một số ý kiến lo ngại gần đây. Thậm chí, dư nợ tín dụng hiện nay đang diễn biến trái ngược với những năm trước đây: Thông thường tốc độ tăng trưởng cho vay BĐS gấp 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng chung (tốc độ tăng trưởng chung 10-12% thì lĩnh vực BĐS thường là 17-18%), trong khi năm nay tăng trưởng tín dụng khoảng 19% thì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực BĐS chưa bằng một nửa. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS chỉ đạt 6%, trong khi mức an toàn là 8-10%.

Sự thiếu hụt về nguồn vốn tín dụng trong nước được bù đắp bằng nguồn vốn FDI tuy nhiên, để tiếp tục phát triển của thị trường BĐS, làm đầu kéo các loại thị trường khác phát triển (thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thị trường vốn, nguồn lực đất đai...), góp phần tích cực phát triển kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan điều hành chính sách tài chính – tín dụng linh hoạt hơn, mở rộng tín dụng hơn cho lĩnh vực KD BĐS (lên mức 7-8%).

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ

Kiến nghị về Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, hiện nay hành lang pháp lý đã khá đầy đủ (Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP) trong đó đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội và 4 ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước chi phối cho người dân và doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với lãi suất không cao hơn 50% lãi suất thương mại cùng thời điểm; Thủ tướng đã có các quyết định quy định lãi suất cho vay hỗ trợ năm 2016 và năm 2017 là 4,8%/năm, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện, nhưng đến nay vẫn chưa cho vay được.

Thực tế việc triển khai gói 30.000 tỷ thời gian qua cho thấy gói kích thích, hỗ trợ này rất hiệu quả. Việc gói 30.000 tỷ tham gia vào thị trường đã thu hút được nguồn vốn lớn trong xã hội, cũng như có tác dụng lan truyền từ phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ (dưới 1,05 tỷ đồng) sang các phân khúc khác của thị trường. Hiện nay, chính quyền các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM đã dành một số quỹ đất cho phát triển NOXH, việc tạo lập quỹ NOXH có thể được các DN thực hiện thông qua nguồn tín dụng thương mại nhưng việc mua nhà của người dân thu nhập thấp vẫn phải có sự hỗ trợ tín dụng của Chính phủ mới thực hiện được.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm cân đối nguồn vốn bù lãi suất, đưa chính sách hỗ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015 vào cuộc sống. Hiệp hội BĐS Việt Nam cam kết sẽ vận động các thành viên hiệp hội chung tay, chung sức cùng Chính phủ chăm lo nhà ở cho người dân.

Trước mắt, với nguồn vốn hơn 1.200 tỷ đồng dành cho vay phát triển nhà ở xã hội, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng dành 600 tỷ đồng cho Ngân hành Chính sách xã hội hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội; 600 tỷ đồng dành bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước chi phối cho cả chủ đầu tư và khách hàng vay mua, như vậy, với 600 tỷ đồng bù lãi suất này có thể huy động được thêm 20.000 tỷ đồng (dự tính mức bù lãi suất là 3%/năm) từ nguồn vốn ngoài ngân sách.

Về lâu dài, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, NHNN và các bộ, ngành liên quan có cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi cho khách hàng/chủ đầu tư dự án NOXH như đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn, cũng như hỗ trợ ưu đãi nhà ở thương mại giá rẻ (dưới 1,05 tỷ đồng) tương tự như Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ trước đây đã rất thành công.

Kiến nghị về Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, pháp luật về nhà ở đã quy định cụ thể việc dành 20% quỹ đất đã đầu tư hạ tầng (hoặc bằng quỹ nhà ở, hoặc tiền với giá trị tương đương) để đầu tư xây dựng NOXH.

Nếu thực hiện nghiêm túc sẽ tạo được quỹ đất sạch/quỹ nhà ở lớn mà ngân sách nhà nước không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thực hiện dành quỹ đất/quỹ nhà ở xã hội 20% này còn hạn chế và chưa triệt để, chưa đáp ứng nhu cầu.

Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng chỉ đạo các địa phương triển khai rà soát quy hoạch đô thị để xác định cụ thể vị trí, diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là NOXH, nhà ở thương mại với tỷ lệ hợp lý theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Kiến nghị về phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng

Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017 chính là du lịch. Một trong những cú hích lớn cho du lịch Việt Nam là vào đầu tháng 01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu: Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; ...có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm...

Tiếp đó, vào giữa tháng 6, Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội thông qua và gần đây nhất, ngày 06/10/2017, Chính phủ đã có Nghị quyết số 103/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, đề ra các giải pháp, nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết 08-NQ/TW.

Theo số liệu của Tổng Cục du lịch, đến cuối năm 2016, mới có 420.000 buồng phòng tại các cơ sở lưu trú. Từ các số liệu của ngành Du lịch Việt Nam năm 2017 và các mục tiêu theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2013 có thể nói, thực tế hoạt động du lịch của cả nước chỉ tính đến năm 2017 đã đạt xấp xỉ, thậm chí có những con số như số du khách nội địa đã vượt qua mốc năm 2025.

Bên cạnh đó, hệ số sử dụng phòng khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM và các khu du lịch nghỉ dưỡng đạt mức cao (trên 90%), việc đặt phòng vào các dịp nghỉ lễ rất khó khăn. Như vậy, cần phải tập trung thu hút đầu tư, xây dựng hàng trăm ngàn buồng phòng nữa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới.

Condotel (căn hộ khách sạn), vila resort (biệt thự du lịch) là loại hình BĐS mới xuất hiện tại Việt Nam vài năm gần đây. Sự xuất hiện của mô hình condotel/resort tại Việt Nam đã tạo nên một xu hướng đầu tư mới.

Thực tế thời gian qua đã chứng kiến điều đó: năm 2017 thị trường BĐS nghỉ dưỡng chỉ riêng tại một số thị trường chủ đạo Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Thuận, Quảng Ninh… đã có tới hơn 22.800 căn hộ du lịch được chào bán, với số giao dịch thành công là hơn 12.500.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trần Nam, do là loại hình BĐS mới, chưa được điều chỉnh tại các pháp luật có liên quan, vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân cũng như doanh nghiệp.

Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành kiến nghị các nội dung chính, cần phải giải quyết sớm trong thời gian tới, cụ thể là những vấn đề về BĐS du lịch: (1) Quy hoạch; (2) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án; (3) Quy chuẩn kỹ thuật và quy chế quản lý vận hành; (4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, thời hạn sở hữu; (5) Chuyển nhượng Hợp đồng mua bán; (6) Sở hữu BĐS du lịch của cá nhân nước ngoài.

Hiệp hội BĐS Việt Nam, thành lập năm 2002, là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực BĐS của Việt Nam; tự nguyện thành lập, không vụ lợi nhằm mục đích hợp tác, liên kết hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, góp phần xây dựng và phát triển lĩnh vực BĐS của Việt nam ổn định, bền vững, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng hơn 8.000 hội viên (doanh nghiệp và cá nhân) trên cả nước, với 4 Hiệp hội thành viên (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai) và 3 Chi hội trực thuộc (Hội BĐS Du lịch, Hội Môi giới BĐS, Câu lạc bộ bất độns sản Hà Nội). Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS lớn đều là hội viên của Hiệp hội.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Tránh rủi ro khi mua nhà đã h��nh thành

Trên thực tế, các căn hộ được hoàn thiện gần hết phần thô rồi mới giới thiệu ra thị trường sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng cả về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, chỉ có những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh mới làm được điều này.

Xây xong mới bán

Khi nguồn cung dự án nhà ở ngày một nhiều, người mua sẽ có nhiều lựa chọn hơn và họ có xu hướng không mặn mà với những dự án căn hộ trên giấy.

Thực tế thị trường những năm gần đây cho thấy, khi khách hàng đang ngày càng có tâm lý e dè với các dự án hình thành trong tương lai, thì các dự án sắp hoàn thiện lại được nhiều người ưu ái, đặc biệt là những dự án đã xây xong phần thô hoặc gần bàn giao đang rất "hút hàng".

Điều này sẽ giúp khách hàng xua đi nỗi lo về rủi ro khi mua bất động sản nhà ở hình thành trong tương lai, được "nhìn tận mắt, sờ tận tay" khi mua nhà và có thể kiểm chứng được chất lượng thực tế. Khi đó, mọi cam kết của chủ đầu tư sẽ được thể hiện, và việc đánh giá và chọn mua của khách hàng sẽ là chính xác nhất.

Việc dự án xây lên rồi mới bán khiến tạo nên sức ép lớn cho chủ đầu tư nhưng bù lại, khách hàng chính là những người có lợi nhất. Mua sản phẩm đã thành hình, tất cả mọi chi tiết liên quan đến quy hoạch, chất lượng, thiết kế…đều được nhìn nhận rõ.

Thêm vào đó, đây cũng là một cách giúp khách hàng đánh giá tiềm lực của chủ đầu tư. Chỉ có những doanh nghiệp thực sự mạnh, tự tin vào dự án mà mình đang triển khai mới dám chờ đến giai đoạn hoàn thiện công trình rồi mới giới thiệu rộng rãi.

Cạnh trang bằng sự khác biệt

Trên thực tế, dù nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn nhưng không phải dự án nào cũng bán được hàng. Trong bối cảnh mà các yếu tố về chất lượng và giá cả không còn sự chênh lệch nhiều, chủ đầu tư dự án nào chiếm được niềm tin của người mua nhà, thương hiệu đó sẽ thành công.

Sức thanh khoản của TNR GoldSeason trong thời gian vừa qua là minh chứng rõ rệt cho sự khác biệt này.

TNR GoldSeason là một trong những dự án được TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển. Hiện tại, các tòa Spring, Autumn, Summer thuộc dự án TNR GoldSeason đã gần xong phần thô, dự kiến cuối tháng 1 này sẽ tiến hành cất nóc và mở bán.

Theo đại diện chủ đầu tư, với tiến độ xây dựng như hiện nay, dự kiến tháng 10/2018, các cư dân tương lai sẽ được nhận bàn giao những căn hộ đầu tiên.

TNR Goldseason nằm trên đường Nguyễn Tuân, tuyến đường nối các trục huyết mạch quan trọng Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, Đường Láng. Tọa lạc tại tâm điểm kết nối trục dọc kinh tế phía Tây: Cầu Giấy - Thanh Xuân - Hà Đông, dự án là điểm kết nối giữa các khu vực kinh tế năng động và tiềm năng nhất Hà Nội.

Thêm vào đó, một điểm cộng cho TNR GoldSeason khi chọn đúng vị trí có rất ít các dự án cao tầng, xung quanh đều là khu nhà ở thấp tầng và công viên, vì vậy có tầm nhìn 4 phía thoáng rộng, có thể nhìn toàn cảnh thành phố.

Đặc biệt, những dự án mở đường xung quanh dự án đang được đề xuất như đường từ ngõ 12 Khuất Duy Tiến ra đường Nguyễn Trãi hay dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân hứa hẹn sẽ tạo nên "cú hích" làm gia tăng giá trị của dự án trong tương lai.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân là yếu tố tiên quyết, TNR Holdings Việt Nam luôn sẵn sàng đầu tư vào hệ thống tiện ích, cảnh quan sao cho thật sự đăng cấp và xứng tầm, đảm bảo không gian sống khép kín với an ninh bảo vệ 3 lớp, hệ thống bể bơi ngoài trời, phòng tập gym, yoga, spa, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, thư viện cộng đồng... Đều được tích hợp toàn bộ trong nội khu. Chỉ với vài bước chân, khách hàng đã có thể thỏa mãn mọi nhu cầu cho mình và gia đình.

Được biết, TNR Holdings Việt Nam là một trong đơn vị quản lý và phát triển các dự án bất động sản hàng đầu Việt Nam. Tính đến nay, các dự án do TNR phát triển đã cung cấp cho thị trường hơn 10.000 căn hộ cao cấp, hơn 100.000m2 mặt sàn cho thuê và hàng ngàn sản phẩm đất nền thổ cư tại nhiều tỉnh/thành phố lớn.

Năm 2018, với quỹ đất chiến lược, TNR tiếp tục dự kiến cho ra mắt gần 15 dự án chất lượng, đem đến cho cộng đồng môi trường sống tiện nghi nhất.

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Giá đất nền Nha Trang tăng đột biến

Ngoài các dự án phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng được phát triển theo đúng định hướng của Chính phủ, hai thành phố này còn chú trọng phát triển các dự án nhà ở, với các dòng sản phẩm chủ yếu là đất nền, nhà liền kề và một số dự án căn hộ chung cư. Hầu như các dự án hết hàng ngay sau khi mở bán với tỷ lệ hấp thụ lên tới 80 – 85%.

Ở Đà Nẵng, hiện tại các dự án nhà ở đủ điều kiện ra hàng là chặt chẽ nên các chủ đầu tư hoặc khách hàng đều thận trọng, tuy nhiên giao dịch năm 2017 vẫn ở mức cao. Các phòng công chứng luôn trong trạng thái đông và quá tải do lượng giao dịch tăng theo từng tháng.

Ngoài mua bán các dự án, tính ổn định của thị trường và hạ tầng xã hội tốt làm cho người di cư đến Đà Nẵng ngày một đông và lượng giao dịch khu trung tâm cũng cao hơn 2016 hoảng 20 – 30%. Giao dịch chủ yếu là mua đi bán lại các dự án đã bán hết hàng. Giá cả đất nhà ở biến động khá mạnh, tăng khoảng 7–8 lần so vớI năm 2012 và tăng khoảng 25% trong năm 2017 so với năm 2016.

Nhà trong phố rất ít có giao dịch. Giá cả đất nhà ở biến động khá mạnh, tăng khoảng 7 – 8 lần so với năm 2012 và tăng khoảng 25% trong năm 2017 so với năm 2016. Khu trung tâm được săn lùng tìm mua nhiều do các vị trí đắc địa ngày càng ít và giao dịch được đẩy mạnh do hàng loạt thương hiệu F&B xuất hiện cần mặt bằng đẹp và trung tâm.

Hiện với thị trường đất nền, ngoài khu vực Hoà Xuân, phía Nam cầu Nguyễn Tri Phương và phía Nam Đà Nẵng đều đặn tung ra 500 – 1000 nền mỗi tháng thì tỷ lệ giao dịch lại của khu vực này tương đối cao, có lô giao dịch qua lại đến 2-3 lần do số lượng tung ra của chủ đầu tư cũng hạn chế và nhu cầu đầu tư ngoài khách hàng Đà Nẵng thì còn có khách hàng các tỉnh lân cận mua để đầu tư và sinh sống. Thêm khu Tây Bắc các dự án Golden Hill, Đất Xanh, Phước Lý cung cấp thêm cho thị trường 2.000 – 3.000 lô trong năm qua.

Nha Trang do quy hoạch thành phố phát triển mạnh về phía Tây và một số khu phía Bắc thành phố nên các dự án mớI tạI đây ra hàng rất rầm rộ trong năm 2017, đạt tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Giá giao dịch qua đó cũng biến động.

Giao dịch đất nền khá mạnh, phần lớn các dự án đều hết hàng nhanh ngay sau khi mở bán. Giá tăng khoảng gần 100% so vớI cùng kỳ 2016, tăng khoảng40 - 50% so vớI 6 tháng đầu năm 2017. Mức giá tăng mạnh tùy vị trí, chủ yếu ở phía Tây và một phần ở phía Bắc thành phố Nha Trang, với số lượng khoảng 20 dự án; mức giá trung bình khoảng 10 – 16 triệu đồng/m2.


Chung cư: Ở trung tâm và khu Tây thành phố có tổng cộng 10 dự án, với lượng cung khoảng hơn 2.000 căn hộ ra thị trường. Mức giá ở vào khoảng 15 – 17 triệu đồng/m2 và đều có tỷ lệ hấp thụ cao.


Nhà phố trung tâm ít giao dịch nhưng giá vẫn tăng so vớI cùng kỳ, có nơi tăng 70 – 100% . Tại các tuyến phố trung tâm có nơi có giá lên tới 300 triệu/m2. Nhà ở vị trí trong hẻm có giá phổ biến 70 – 100 triệu đồng/m2.

Quy hoạch lại khu "Phố Tây" Nha Trang

TUỆ NHI

    Tin liên quan

  • Sắp ra mắt tiểu khu đẹp nhất dự án Piania City Nha Trang
  • Luật sư nói gì về trường hợp "sóng ngầm" tại dự án Panorama Nha Trang?
  • Vịnh Nha Trang đề xuất phương án hoà giải với nhà thầu Coteccons
  • Quy hoạch lại khu "Phố Tây" Nha Trang
  • Dự án nghỉ dưỡng nào đang được mong đợi nhất phía Bắc Nha Trang?
  • Bất động sản nghỉ dưỡng giải trí đầu tiên xuất hiện tại Nha Trang
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội tại Nha Trang

Đất nền tăng giá mạnh, chung cư còn... Đủng đỉnh

Báo cáo toàn cảnh về thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh năm 2017 của Công ty tư vấn DKRA Việt Nam cho thấy: Trong vòng 5 năm, đất nền tại TP Hồ Chí Minh đã tăng giá rất mạnh. Điển hình như khu vực Thủ Đức tăng 170%, Phước Long B (quận 9) tăng khoảng 130%, Tân Thuận Đông (quận 7) tăng 50%...

Nguyên nhân được DKRA đưa ra là do tình trạng quỹ đất khan hiếm khiến thị trường đất nền vùng ven ngày càng được khách hàng mua ở và đầu tư. Tuy nhiên, biên độ tăng giá của đất nền không đồng đều mà phụ thuộc lớn vào hạ tầng giao thông.

Điển hình như khu Đông thành phố ghi nhận mức tăng giá từ 130 - 170% do nơi này có sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông trong 3 năm qua. Trong khi đó, khu Nam thành phố có mức tăng giá khoảng 50%.

Sự tăng giá mạnh của đất nền trong vòng 5 năm qua cũng kéo theo sự tăng giá của phân khúc nhà phố, biệt thự với mức tăng từ 20 - 56%. Trong đó, khu vực quận 9 ghi nhận mức tăng giá cao nhất, khoảng 56% do khu vực này có nhiều thay đổi tích cực về hạ tầng giao thông.

Trong khi đó, báo cáo quý IV/2017 của Công ty CBRE cho thấy, trái ngược với diễn biến trên thị trường đất nền, phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hồ Chí Minh tương đối ổn định và có xu hướng đi vào chất lượng thay vì số lượng. Điều này khiến giá chỉ tăng nhẹ.

Cụ thể, trong quý 4/2017 thị trường đón nhận thêm hơn 8.500 căn hộ, tăng 12% theo quý, đưa tổng nguồn cung cả năm và tổng nguồn cung lũy kế lần lượt là hơn 31.000 căn và gần 229.000 căn. Tổng nguồn cung năm 2017 giảm 18% so với năm trước tạo điều kiện cho thị trường hấp thụ hàng tồn kho từ năm 2015 và 2016.

CBRE cho biết, đây là giai đoạn các sản phẩm được đầu tư nhiều hơn về thiết kế, tiện ích, vật liệu hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chiến lược bán hàng và tiếp thị cũng được chuẩn bị kỹ hơn. Phân khúc trung cấp (giá sơ cấp trung bình từ 800 đến 1.500 USD/m2) chiếm 64% tổng nguồn cung năm 2017 (so với 40% trong năm 2015). Điều này cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường để đáp ứng nhu cầu của người mua để ở và tạo nền tảng cho thị trường phát triển bền vững.

Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp trong quý 4/2017 ghi nhận ở mức 1.564 USD/m2, tăng 4,8% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này là do nguồn cung phân khúc trung cấp tăng trong quý 4/2017. Xét cả năm 2017, giá bán trung bình đạt 1.558 USD/m2, tăng 4% so với năm 2016.

Tình hình tiêu thụ trong quý 4 và cả năm 2017 khá khả quan tại các phân khúc. Trong quý 4/2017 có gần 9.000 căn hộ được tiêu thụ, tăng 23% so với quý trước và giảm 29% so với năm trước. Tổng lượng căn bán được trong năm 2017 đạt gần 33.000 căn, giảm 5% so với năm trước, nhưng là năm đầu tiên trong vòng 5 năm qua ghi nhận số căn bán được nhiều hơn tổng số căn chào bán mới trong năm.

Dự đoán trong năm 2018, sản phẩm trung cấp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao. Giá bán trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ tăng trung bình là 3%, trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang tăng 5%, phân khúc bình dân và trung cấp có mức tăng thấp hơn là 1,5%.

Nguồn báo Tin tức

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Nguy cơ ế hàng loạt condotel bạc tỷ

Theo số liệu từ DKRA Việt Nam, trong năm 2017 cả nước có 14 dự án bất động sản biệt thự nghỉ dưỡng mới cung cấp cho thị trường khoảng 1.533 căn. Nguồn cung này sụt giảm mạnh, chỉ bằng bằng 70% so với năm 2016 (2.186 căn). Tỷ lệ tiêu thụ cũng tiếp tục giảm, đạt khoảng 53% (khoảng 809 căn), bằng 76% so với năm 2016 (1.061 căn).

Cụ thể, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu là 3 thị trường có tổng nguồn cung và lượng tiêu thụ căn hộ mạnh nhất, lần lượt chiếm 43%, 28% và 16% tổng tiêu thụ cả nước. Phân khúc biệt thự ghi nhận lượng tiêu thụ tốt nhất trong quý II với 313 căn bán ra và lần lượt sụt giảm xuống 141 căn và 58 căn trong quý III và quý IV.

Về giá bán, những khu vực như Quảng Nam, Phú Quốc - Kiên Giang giá bán biệt thự dao động trung bình khoảng 15 - 40 tỷ đồng/căn. Những khu vực khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa (Bãi Dài) mức giá trung bình khoảng 6 - 12 tỷ đồng/căn. Mức giá này còn tùy thuộc vào uy tín của chủ đầu tư.

Đối với những thương hiệu lớn như Vingroup, Sungroup, BIM, CEO giá bán thường cao hơn 10 - 15% mặt bằng chung trong cùng khu vực. Nhìn chung, ngoại trừ thị trường Phú Quốc, những khu vực khác đang có dấu hiệu giảm nhiệt cả cung và cầu.

Thị trường đã có sự phân hóa rõ rệt, những chủ đầu tư lớn, uy tín như Vingroup, Sun Group đều có tỷ lệ tiêu thụ tốt hơn mặt bằng chung toàn thị trường.

Theo DKRA, condotel là phân khúc bất động sản gây thất vọng nhất năm 2017 khi nguồn cung mới tăng nhưng lượng tiêu thụ lại giảm. Trong năm qua, thị trường đón nhận khoảng 22 dự án mới hoặc giai đoạn tiếp theo của dự án cũ, cung cấp ra thị trường khoảng 14.741 căn, tăng 12% so với năm 2016 (13.121 căn). Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt khoảng 33% (khoảng 4.821 căn), bằng 55% so với năm 2016 (8.726 căn).

Nguồn cung dồi dào nhưng tỷ lệ hấp thụ của thị trường khá thấp, khoảng từ 40 - 50%, nhất là thị trường ở Khánh Hòa tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 19%. Khu vực này đã xuất hiện nguy cơ dư thừa nguồn cung trong thời gian tới.

Chưa kể, hàng loạt các dự án có quy mô lớn trên vài nghìn căn đã và sắp đưa ra trong thời gian cuối năm. Hầu hết các dự án condotel đều được chủ đầu tư đưa ra chương trình cam kết lợi nhuận từ 8 - 12%/năm thời gian 5 - 10 năm và chia sẻ kỳ nghỉ từ 15 - 20 ngày/năm.

Tuy nhiên hiện nay chưa có luật quy định cụ thể về tính pháp lý cho loại hình sở hữu cũng như quy định tính ràng buộc của những chương trình cam kết cho thuê và quy định chi phí vận hành mà khách hàng phải chịu. Điều đó dẫn đến rủi ro cho những nhà đầu tư, khi việc chi trả khoản cam kết hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng khai thác của đơn vị vận hành dự án condotel.

Điểm sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là sự xuất hiện của loại hình boutique hotel, shophouse ở một vài dự án. Bước đầu dòng sản phẩm này đang được thị trường đón nhận và có tỷ lệ tiêu thụ tốt. Tuy nhiên hiện tại, số lượng các boutique hotel, shophouse còn khá hạn chế, chưa chịu tác động nguồn cung và chủ yếu mang tính thử nghiệm.

Đầu tư ồ ạt, condotel sẽ "khó sống" trong năm 2018

PHƯƠNG UYÊN

    Tin liên quan

  • Số lượng người tìm kiếm condotel tăng 50% so với năm 2016
  • Đầu tư ồ ạt, condotel sẽ "khó sống" trong năm 2018
  • Tin tức bất động sản nổi bật tuần từ 11 - 16/12/2017
  • "Giải cứu" condotel
  • "Hụt hơi" với condotel
  • Thống nhất khái niệm condotel

Bùng nổ tranh chấp chung cư, Bộ Xây dựng gửi văn bản báo cáo lên Thủ Tướng

Chỉ riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay đã có đến hơn 20 vụ tranh chấp diễn ra tại các khu chung cư từ giá rẻ đến cao cấp. Các vấn đề tranh chấp tập trung vào những nội dung như: bàn giao không đúng tiến độ, tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu ban quản trị, phần diện tích chung – riêng, cách tính diện tích căn hộ, phí dịch vụ, phí bảo trì, chất lượng xây dựng, cơi nới trái phép, vấn đề PCCC…

Các khu chung cư xảy ra tranh chấp chủ yếu là các dự án vừa mới đi vào hoạt động, tuy nhiên tại một số dự án đã đưa vào sử dụng nhiều năm rồi vẫn xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài.

Gay gắt, căng thẳng nhất phải kể đến tranh chấp giữa cư dân và Công ty CP May Hồ Gươm tại dự án Hồ Gươm Plaza (Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông) liên quan đến vấn đề chất lượng dự án, an toàn phòng cháy chữa cháy. Đã nhiều dân người dân xuống đường căng bẳng rôn phản đối chủ đầu tư nhưng đều không tìm được tiếng nói chung và đi vào bế tắc.

Cũng căng thẳng không kém Hồ Gươm Plaza, vừa đi vào bàn giao chưa được 2 năm nhưng chung cư 102 Trường Chinh liên tục xảy ra cháy nổ khiến hàng trăm cư dân tại đây luôn sống trong tâm trạng bức xúc. Còn tại khu chung cư Home City, hàng trăm cư dân sống tại đây đã tập trung diễu hành phản đối chủ đầu là Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính khi doanh nghiệp bịt lối đi cổng chính tại địa chỉ 177 Trung Kính.

Ngoài ra, còn hàng loạt những vụ tranh chấp chung cư khác xảy ra trong năm 2017 như tranh chấp liên quan đến chia nhỏ căn hộ tại cụm chung cư CT7 dự án Parkview Residence ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (Cen Invest) làm chủ đầu tư. Hay tại Chung cư Thăng Long Garden (250 Minh Khai, Hà Nội), cư dân tại đây liên tục tố chủ đầu tư "chây ỳ" bàn giao phí bảo trì.

Cư dân dự án CT1 Trung Văn do Vinaconex 3 làm chủ đầu tư sau khi nhận bàn giao căn hộ cũng bức xúc vì nhà vừa bàn giao đã "sập trần". Vụ việc ự án New Horizon City (87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) khá hi hữu khi nhiều khách hàng bức xúc, tố chủ đầu tư tự ý thay đổi màu sơn của dự án.

Không chỉ các chủ đầu tư nhỏ mà ngay đến những doanh nghiệp lớn trong ngành BĐS cũng xảy ra tình trạng mâu thuẫn với cư dân. Điển hình là mới đây ngày 24/12, hàng chục hộ dân tại chung cư Goldmark City do TNR làm chủ đầu tư cũng đã căng băng rôn đỏ khắp ban công các căn hộ của các tòa nhà để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện cam kết bán hàng với khách hàng xây tường rào bao quanh dự án, đảm bảo chất lượng dự án như cam kết.

Hay ngay tại khu chung cư cao cấp được quảng bá là "ốc đảo yên bình giữa thủ đô" tọa lạc tại đường Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tranh chấp gay gắt giữa chủ đầu tư và cư dân xung quanh cách tính diện tích căn hộ. Theo đó, hàng chục hộ dân cho rằng họ diện tích các căn hộ bị thiếu hụt diện tích so với hợp đồng từ 1-3m2 với sô tiền chênh lệch lên tới hàng trăm triệu đồng.

Quan sát trên thực tế cho thấy, hầu hết các vụ tranh chấp không tìm được tiếng nói chung, nhiều vụ việc được đẩy lên đỉnh điểm khi khiến mâu thuẫn của chủ đầu tư và cư dân càng trở nên căng thẳng. Kết quả, nhiều dự án dính dáng tới tranh chấp cũng giảm giá trị đáng kể. Như tại Home City, vào thời điểm tranh chấp nổ ra, giá nhiều căn hộ có thể giảm tới 1-2 triệu đồng/m2. Hiện nhiều căn hộ tại đây giá chỉ còn khoảng 33 triệu đồng/m2, thấp hơn so với mức giá khoảng 36 triệu đồng/m2 vào thời điểm trước đó.

Dưới góc độ làm môi giới bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc hàng loạt tranh chấp xảy ra có thể nguyên nhân là từ việc chủ đầu tư phát ngôn, giới thiệu, quảng cáo dự án vượt quá thực tế hoặc bản thân người trung gian làm không chuyên nghiệp, không theo nguyên tắc.

"Với những dự án đang tranh chấp thì cần phải làm rõ những vấn đề chủ đầu tư trước đây có thực hiện đúng pháp luật hay không. Theo quy định, chủ đầu tư phải công bố đầy đủ thông tin dự án, nếu người ta thông tin không đúng, không đầy đủ, sai so với trước đây, và không đảm bảo điều kiện thì họ phải chịu trách nhiệm trước khách hàng. Trong trường hợp chủ đầu tư không chịu trách nhiệm thì cư dân hoàn toàn có thể đưa ra pháp luật để xử lý", ông Đính nói.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Điểm lại những hiện tượng “sốt” đất nền

CafeLand - Năm 2017 chứng kiến hiện tượng nhiều khu đất nền chỉ qua một đêm đã tăng đến chóng mặt làm người dân hoang mang, còn "cò" đất thì thay nhau tranh mua và thổi giá.

Hình minh họa

Đón đầu đặc khu, giá đất "sốt" cao

Cuối 2017, khi đến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, không khó để nhận thấy các trung tâm giao dịch, môi giới đất đai ở đây mọc lên như nấm.

Thị trường bất động sản ở các khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn bởi thông tin về dự thảo Đặc khu kinh tế sắp được triển khai. Nếu dự thảo được thông qua thì các vùng như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ trở thành đặc khu với rất nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy mà hàng trăm nhà đầu tư và môi giới đã đổ về đây, mua và thổi giá đất lên, gây ra nhiều xáo trộn lớn.

"Nóng" nhất trong cơn sốt đất tại Vân Đồn là khu vực gần sân bay quốc tế Vân Đồn, với giá lên đến gần 35 triệu/m2, trong khi 2 năm trước chỉ 7 - 8 triệu/m2 mà không mấy người quan tâm. Ngoài đất khu đô thị, đất tái định cư, đất rừng, đất nông nghiệp... Đều được giới buôn đất nhòm ngó khiến giá tăng vọt chỉ sau một thời gian ngắn.

Tại huyện đảo Phú Quốc cũng tương tự. Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND H.Phú Quốc, cho hay trong tháng 11, đất trên đảo này bắt đầu sốt giá, mức tăng từ 80 - 90% so với bình thường.

Còn tại khu Bắc Vân Phong, bình quân mảnh đất vườn từ 1.000- 2.000 m2 giá bán từ 1-2 tỉ đồng, cao gấp 5-7 lần trước đây.

Cơn sốt đất diễn ra là do giới buôn bán đất ở các tỉnh khác đổ về, cấu kết với hệ thống "cò mồi" để cùng nhau ôm đất rồi thổi giá ảo để bán kiếm lời. Không biết thực hư việc các khu vực này có trở thành đặc khu hay không, thế nhưng nguy cơ vỡ trận thị trường bất động sản đang diễn ra ngay trước mắt.

Vùng ven TP.HCM quay cuồng trong cơn sốt đất

Việc đi trước để đón "sóng" khi có quyết định mới về việc phân lô tách thửa, cùng với việc cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao, quỹ đất khan hiếm, cò đất đua nhau mở rộng quỹ đất và thổi giá lên cao... Khiến cho các khu vực vùng ven TP. HCM không nằm ngoài cơn sốt đất ảo. Nhiều người bán nước mía hay xe ôm... Nhanh chóng đổi nghề hoặc kiêm thêm nghề cò đất.

Các khu vực vùng ven như quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè trong vòng 1 năm qua đã lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2. Giá đất nền tại TP.HCM tăng trên dưới 30%, cá biệt có khu vực tăng trên dưới 70%.

Thấy được cái lợi trước mắt, cò đất ở khu vực này thao túng thị trường bằng các chiêu làm giá, ôm đất nền rồi đẩy giá đất lên cao, sau bó bán lại cho người khác.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu cứ chạy theo cơn sốt ảo mà bất chấp thì rủi ro là rất lớn. Tình trạng này đã từng xảy ra với cơn sốt đất năm 2007. Việc sốt đất ảo tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, làm méo mó thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường nhà ở tại TP.HCM. Nếu người mua nhà đất không cẩn trọng thì sẽ rất nguy hiểm, rước rủi ro vào mình.

Cơn sốt đất "ảo" lan về các tỉnh lẻ.

Năm 2017 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng mua bán đất nền ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An...

Nhiều người tin rằng định hướng xây dựng đô thị theo quy hoạch với không gian trung tâm TP.HCM được phê duyệt đến 2020 và tầm nhìn đến 2050 cho thấy Long Thành, Bến Lức và TP. Tân An có vị trí quan trọng trong việc hình thành hành lang kinh tế nên đã đổ về các tỉnh này, gây nên hiện tượng bùng nổ cơn sốt đất nền.

Các khu đất nền ở các tỉnh này được thổi giá từ dưới 6 triệu đồng/m2 nhảy vọt lên tới 12 triệu đồng/m2. Có thời điểm giá đất nền tăng gấp 3, gấp 4 lần chỉ trong vòng nửa tháng.

Một trong những nguyên nhân chính đẩy giá đất lên cao là khi thông tin dự án triển khai, nhiều đối tượng đầu cơ mua đất nông nghiệp quanh dự án sau đó "vẽ" ra các quy hoạch rồi phân lô bán nền trục lợi. Việc này đã đẩy giá đất trên thị trường các tỉnh tăng cao tạo ra "sốt ảo". Đồng thời, việc tự ý phân lô, bán và san nhượng đất đai sẽ tạo nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng phụ cận của sân bay quốc tế Long Thành, cũng như hành lang kinh tế quanh TP. HCM.

Các chuyên gia lo ngại nếu tình trạng này không được chính quyền địa phương giải quyết triệt để sẽ dẫn đến việc giá bồi thường đất ở các khu dự án sẽ theo đó mà tăng cao và gây nên hiện tượng phá nát quy hoạch đã được đề ra.

Nhà có giấy tờ vi bằng có bán được không?

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Tôi có căn nhà có giấy tờ vi bằng. Hiện giờ tôi muốn bán căn nhà đó thì có thể bán được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn.

minhduong383@....

Chào bạn, câu hỏi của bạn chưa cung cấp đủ nội dung để chúng tôi hiểu chính xác sự việc mà bạn cần tư vấn. Nhưng chúng tôi tạm hiểu trường hợp của bạn như sau:

Trước đây bạn mua căn nhà này nhưng vì lý do căn nhà thuộc trường hợp không được cấp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng theo quy định pháp luật nên chủ cũ và bạn chỉ lập vi bằng khi các bên tiến hành việc mua bán. Hiện giờ, bạn muốn bán căn nhà đó và đang thắc mắc về việc có bán được không cũng như thủ tục giấy tờ như thế nào?

Với trường hợp như trên, chúng tôi xin đưa ra các nội dung tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định, Nhà ở để mua bán phải đáp ứng các điều kiện quy định khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014

"1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai."

Đối với căn nhà bạn đang muốn bán, do không có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật nên bạn không thể công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán để đăng ký tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến giấy tờ vi bằng mà bạn có trình bày, chúng tôi cung cấp cho bạn một vài tư vấn như sau:

Theo quy định tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại: "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

"Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp.

Mà đối với giao dịch về nhà ở, Luật nhà ở 2014 đã quy định tại khoản 1 Điều 122 "Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này." Do vậy, vi bằng do Thừa phát lại lập, trong trường hợp của bạn không dùng làm chứng cứ để ghi nhận giao dịch mua bán căn nhà, mà có chăng chỉ để ghi lại việc giữa các bên có giao nhận tiền.

Từ những nội dung về điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán nhà ở, cũng như giá trị pháp lý của Vi bằng đã thông tin ở trên, nhà ở bạn đang ở không đủ điều kiện để giao dịch, nếu các bên có thỏa thuận mua bán thì sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Đề án thành lập Đặc khu B���c Vân Phong: Cần nêu bật lợi th��� của cảng nước sâu

Ngày 4-1, ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra thực tế và làm việc với tỉnh về việc xây dựng Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (gọi tắt là Đặc khu Bắc Vân Phong). Các ông: Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn.


Tập trung phát triển cảng nước sâu


Tại buổi làm việc, ông Lê Đức Vinh cho biết, đề án dự kiến Trưởng Đặc khu là người đứng đầu, đồng thời là Bí thư Đặc khu; giúp việc cho Trưởng Đặc khu có các Phó trưởng Đặc khu, trong đó có một phó kiêm Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam của đặc khu; dưới có các cơ quan tham mưu, chuyên môn gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, Ban Kinh tế tổng hợp, Ban Phát triển hạ tầng, Ban Tài nguyên - Môi trường, Ban Kiểm tra - Pháp chế, Ban Chính sách xã hội, Ban Tuyên truyền - Vận động. Ngoài ra, đề án dự kiến thành lập 13 khu hành chính, dựa trên cơ sở 13 xã, thị trấn hiện nay của huyện Vạn Ninh. Các khu hành chính giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến công dân, tổ chức, doanh nghiệp theo phân cấp, ủy quyền của Trưởng Đặc khu.

Đồng chí Lê Vĩnh Tân và đồng chí Lê Thanh Quang chủ trì buổi làm việc.

Ông Lê Vĩnh Tân và ông Lê Thanh Quang chủ trì buổi làm việc.


Về phát triển ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, đề án định hướng tập trung phát triển 4 ngành nghề, lĩnh vực chính, gồm: dịch vụ vận tải biển; dịch vụ thương mại - tài chính; dịch vụ y tế - giáo dục; công nghệ cao. Trong 4 lĩnh vực này, đoàn công tác đặc biệt chú ý đến dịch vụ vận tải biển, bởi đây là ngành nghề khác biệt của Bắc Vân Phong so với Phú Quốc và Vân Đồn. Theo UBND tỉnh, vịnh Vân Phong có độ sâu trung bình từ 20 đến 30m, kín gió, ít chịu ảnh hưởng bão, không bị bồi lắng và có quy mô diện tích lớn. Điều kiện hạ tầng ở Bắc Vân Phong cũng thuận lợi, kết nối giao thông với Quốc lộ 1, gần đường sắt bắc - nam, gần sân bay Tuy Hòa, sân bay quốc tế Cam Ranh. Chính vì thế, việc phát triển ngành nghề cảng biển và dịch vụ logistics là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia. Bên cạnh đó, các đặc khu kinh tế trên thế giới đều có cảng biển lớn nên sẽ dễ dàng kết nối trong hoạt động thương mại.


Lãnh đạo UBND tỉnh cho rằng, phát triển cảng biển ở Bắc Vân Phong sẽ tạo bước đột phá cho ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia trong thời gian tới, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; góp phần quan trọng phát triển hệ thống hạ tầng và dịch vụ cảng biển quốc gia, thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam; đưa kinh tế hàng hải trở thành ngành kinh tế đứng đầu trong các ngành kinh tế biển.


Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân chia sẻ khó khăn của Khánh Hòa khi Luật Đặc khu chưa có, chưa có tiêu chí để thẩm định đề án thành lập đặc khu. Vì vậy, trong quá trình xây dựng đề án cần liên tục cập nhật để bám sát luật. Bộ trưởng cũng yêu cầu, trong đề án Khánh Hòa phải nêu bật được lợi thế của cảng nước sâu Bắc Vân Phong, tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ nếu có cơ chế chính sách hợp lý. Đồng thời, tỉnh cần làm rõ xem có cần duy trì 13 khu hành chính thay 13 xã, thị trấn không, hay rút gọn còn 7 hoặc 8 khu theo lĩnh vực kinh tế cụ thể.


Băn khoăn tòa án trong đặc khu


Cùng ngày, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân làm việc với Tòa án nhân dân (TAND) huyện Vạn Ninh để lắng nghe ý kiến khi Đặc khu Bắc Vân Phong sắp được thành lập.

Ngày 4-1, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân làm việc với xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân trong xã. Báo cáo với Bộ trưởng, ông Mai Hữu Xuân - Chủ tịch UBND xã Vạn Bình cho biết, cuối năm 2017, xã đã tiến hành lấy ý kiến của 8 khu dân cư trong xã về việc thành lập Đặc khu Bắc Vân Phong. Nhìn chung, người dân rất đồng tình với chủ trương của Trung ương, đồng thời thống nhất thành lập đặc khu với tỉ lệ 99,4%.

Báo cáo với Bộ trưởng, ông Đỗ Công Đa - Chánh án TAND huyện Vạn Ninh cho biết, hiện nay, tòa có 100 cán bộ, công chức, trong đó chỉ có 7 thẩm phán. Trong vài năm gần đây, lượng án giải quyết đều tăng khoảng 10% mỗi năm. Cụ thể, năm 2017, huyện Vạn Ninh giải quyết hơn 700 vụ án, đây là con số quá lớn so với 7 thẩm phán hiện có. Nói về việc thành lập Đặc khu Bắc Vân Phong, ông Đa cho biết, chưa được tiếp cận các tài liệu về mô hình này, nhưng đã được nghe Chánh án TAND tỉnh thông báo, với yêu cầu về trình độ, năng lực của tòa án cao hơn khi toàn huyện Vạn Ninh trở thành đặc khu. "Tôi được biết TAND trong đặc khu cần phải có thẩm phán cao cấp, nhưng hiện nay cả tỉnh chỉ có 1 thẩm phán cao cấp là Chánh án TAND tỉnh. Hiện nay, TAND huyện Vạn Ninh chỉ có vài thẩm phán trung cấp, còn lại là thẩm phán sơ cấp; nếu muốn đáp ứng yêu cầu công việc của đặc khu thì Trung ương phải tạo điều kiện cho thẩm phán được đi đào tạo nâng ngạch hoặc điều người về TAND huyện Vạn Ninh", ông Đa chia sẻ.


Lãnh đạo TAND huyện Vạn Ninh cũng cho rằng, hiện nay, Vạn Ninh chưa có tòa án chuyên trách về dân sự, hình sự, kinh tế… nhưng qua thực tế triển khai công việc thì có thể thành lập được các tòa thứ cấp để đáp ứng yêu cầu của đặc khu. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các thẩm phán và cán bộ tòa hiện nay là trình độ ngoại ngữ còn yếu, trình độ xử các vụ án kinh tế, tranh chấp hợp đồng liên quan đến yếu tố nước ngoài chưa nhiều. Nếu huyện Vạn Ninh lên đặc khu, chắc chắn có sự xuất hiện của người nước ngoài, phát sinh các tranh chấp kinh tế phức tạp nên đội ngũ cán bộ của tòa cần phải được bổ sung và đào tạo thêm.


Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ghi nhận những kiến nghị của TAND huyện Vạn Ninh, đồng thời yêu cầu ngay từ bây giờ phải chuẩn bị tốt về mặt nhân sự cho việc hình thành Đặc khu Bắc Vân Phong. Trong đề án xây dựng Luật Đặc khu cũng dự kiến điều chuyển một số thẩm quyền của tòa cấp tỉnh về tòa án đặc khu để giải quyết các vấn đề phức tạp. Đoàn công tác sẽ nghiên cứu và đề xuất xem nên đào tạo tại chỗ để nâng ngạch thẩm phán hay điều chuyển thẩm phán từ nơi khác về; nếu điều chuyển thì điều từ Trung ương hay ngay tại địa phương…


VĂN KỲ

Chiếm hữu Thông tin 790 tr, h��n ước lãi suất 12% luôn luôn . N��m với Party Condotel thứ nhất tại châu Á – TBD

Chưa kể Đó còn là dự án với hướng di chuyển chưa có bất cứ doanh nghiệp nào vận hành : Party Condotel. Chiếm hữu mỏ gold tiềm năng: cả mười triệu quý khách trẻ và khách nước ngoài đòi hỏi 1 thiên phố không ngủ để chơi đùa thỏa sức. Tại vì vậy, trần lợi ích Coco Música Resort hứa hẹn với CĐT là toàn bộ khả thi.

.ấu ấn của Cocobay trên thị trường nhà đất nghĩ ngơi

Cocobay sau lớn hơn một năm tung ra thị trường đã và sắp chứng minh sức nóng mãnh liệt về du khách và giới đầu cơ.

Vẫn là hai hàng nguồn hàng chính: Condotel và Boutique Hotels, tuy nhiên sức nóng Cocobay dựng nên trên thị trường về Nguồn tin hướng di chuyển mới mẻ của dự án. Thay vì Một thiên phố an dưỡng yên :, thay vì Một số tòa condotel với sự nghèo nàn về ích lợi, Cocobay được Empire Group mọc lên 1 tổ hợp lưu trú và vui chơi đầy đặn tiện ích, kín đáo.

tại Cocobay, du khách sắp không phải quan niệm thật nhiều về việc giải trí, giải trí tại đâu cho chuyến du lịch của mình. Du khách có thể sẽ mất cả tháng trời để khám phá lần lượt hết 82 quán ăn Từ đường phố về chuẩn sao Michelin, Những trung tâm thương mại, khu thị trấn di chuyển bộ náo nhiệt, cùng cả mười tiện ích như bể tăm vô cực cao hạng nhất, cầu pha lê thử thách giới hạn cao nhất thế giới… đi mang cùng đây là nhiều đại lễ hội được lên sóng quanh năm như Cocofest, Countdown, Coco Starlight Fest . Vũ hội thắp sáng cây thông giáng sinh cao số một Việt Nam, với sự biểu diễn của Một số ca sĩ hạng : Việt Nam và lẫy lững trên toàn cầu.

kinh doanh lưu trú tại Cocobay cũng là 1 điểm rất khác nhau. Đó chính là tổ hợp resort công ty đề riêng biệt và lần thứ nhất có mặt ở Việt Nam: xứ sở thần tiên Coco Wonderland Resort, chỗ ở xa xỉ Cocobay Towers, Wellness Condotel với Coco Ocean-Spa Resort, Boutique Hotels...

gần đây tiên phong, cuối tháng 14, chủ Empire đang xác thực đổ làn ngàn tỷ trong gia tăng công trình Coco Música Resort . "Party Condotel" đậm chất Ibiza Đầu tiên ở Việt Nam. Tòa condotel chính là mảnh ghép còn thiếu để Cocobay hóa thành rực rỡ, cuốn hút lớn hơn trong mắt du khách và giới đầu tư. Đó có khả năng xem là 1 thiên phố ăn chơi đúng nghĩa hạng nhất xuất hiện tại nước ta.

Coco Música Resort đang tái Hiện sống động thiên đường tiệc tùng Ibiza (Ảnh minh họa).

Coco Música Resort sẽ là tòa condotel được đầu cơ đồ án hạng nhất đa phần ích lợi đáp ứng Các bữa tiệc tùng "tới bến": hệ thống mắc xích quán bar ngoài trời rộng trở về ,.000 mét vuông . S được xem lớn nhất VN, pool bar, Các sàn khiêu vũ rực rỡ ánh đèn với vũ công điệu nghệ, sân khấu được đầu cơ chuỗi âm thanh và ánh sáng bùng nổ. Khi thi công xong, Coco Música Resort chính là nơi đơn vị Những đại tiệc âm nhạc đẳng cấp quốc tế. Với sự đầu tư này, Coco Música Resort sẽ tái Hiện 1 cách thật sự hàng đầu thiên đường ăn chơi lớn nhất tất cả các nước Ibiza (Tây Ban Nha).

Coco Música Resort cũng là tòa condotel độc nhất vô nhị giao kết kế hoạch với đại sân khấu ngoài trời : Nơi sắp xảy ra nhiều đại hội âm nhạc hoành tráng, thu hút sự chứng kiến của nhiều DJ, ca sĩ, vũ công… hàng đầu các quốc gia và Việt Nam. Sân khấu này cũng chính là nơi xảy ra đại lễ hội âm nhạc được cả giới trẻ mong chờ hằng năm. Cocofest là một trong các Đó.

Giới đầu cơ sôi sục với trần chiếm hữu "khiêm tốn"

CĐT Empire Group cho biết, mỗi căn Coco Música Resort có giá bán trung bình Theo Một,8 tỷ/căn. Dựa trên Các doanh nghiệp nhà đất, đối chiếu với áp lực điều chỉnh giá tăng gần đây của nhiều dự án condotel ở Đà Nẵng, Coco Música Resort có đơn giá sở hữu rất tốt.

phương thức chi trả của Coco Música Resort còn khiến bạn ngạc nhiên lớn hơn. Dựa trên Đó, "thượng đế" không được chi trả 1 lần độc nhất vô nhị số tiền độ chừng 790 triệu đang có được ngay, hoàn toàn phần còn lại, ngân hàng BIDV sắp trợ giúp vay độc quyền cho khách mua dự án, miễn lãi suất trong vòng gần 20 tháng.

Coco Música Resort còn được Empire Group cam kết lãi tối thiểu 12%/năm vào , năm. Căn cứ vào Đây, với mỗi căn có giá 1,8 tỷ, chủ nhân đang nhận trở về không xa hai tỷ Việt Nam trong , năm, vị chi trung bình chừng 216 triệu/năm.

Nhưng Đây chưa phải là Báo cáo lợi ích sau chót mà chủ nhân Coco Música Resort sắp nhận được. Sau thời giờ hứa hẹn, Coco Música Resort đang chia 80% lãi Nguồn tin chính thức gia nhập thị trường sản xuất bộ phận cho chủ sở hữu. Với tính chất Party, hướng về 11 triệu khách nước ngoài, nhiều hơn 30 triệu khách nội địa (độ tuổi Tin tức 20-40 tuổi), Coco Música Resort chắc chắn sắp là "cỗ máy kiếm tiền" cho CĐT.

Một báo cáo của Bộ Công thương cho biết, tổng doanh thu trên sổ sách của 778 quán bar, beer club lên về 80.000 tỷ Việt Nam ở năm 2017. Nhưng đa số chỉ tổng hợp ở Một số thủ đô là địa phương, HN, nhiều thiên đường tham quan danh tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc lại rất ít. Và lần Đầu tiên, tại Đà Nẵng, Coco Música Resort xác thực sẽ vận hành thị phần màu mỡ này Một cách thức ấn tượng.

Coco Música Resort gồm 760 căn condotel. Chủ đầu tư cho biết, mỗi căn có giá bình quân Một,8 tỷ. Trong đó, quý khách chỉ trả tiền Một lần duy nhất chỉ khoảng 790 triệu sẽ có được ngay, phần còn lại, NH ACB sắp trợ giúp vay trong 20 năm với lãi 0% trong 18 tháng.

mọi chi tiết liên hệ:

Miền Nam: 0909 949 996 : Miền Bắc: 0948 666 690

Website: http://www.cocobay.vn.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

150 Triệu đồng mỗi m2 đất gần khu tái định cư lớn nhất S��i Gòn

Khu tái định cư Bình Khánh nằm giữa lòng Thủ Thiêm được thành phố đề nghị đấu giá, hiện có giá đất cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2.

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố diễn biến giá đất xung quanh Khu tái định cư Bình Khánh, quận 2, TP HCM trong bối cảnh những cụm chung cư tại đây sẽ được lên phương án đấu giá.

Đây là khu tái định cư quy mô lớn (3.790 căn hộ), có vị trí đắc địa bậc nhất TP HCM hiện nay, nằm trong chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư khu siêu đô thị Thủ Thiêm.

Theo đơn vị định giá này, các tuyến đường chính chạy xung quanh và dẫn về khu tái định cư Bình Khánh gồm: Lương Định Của, Mai Chí Thọ, Trần Não và đường số 1 đều có giá đất mặt tiền ở ngưỡng rất cao, thấp nhất 93 triệu đồng mỗi m2 và cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2.

Đường Lương Định Của phường Bình An, đoạn dẫn về nút giao với Mai Chí Thọ phường Bình Khánh, vào thời điểm cuối tháng 12/2017 có giá đất cao nhất quanh khu tái định cư này, ghi nhận 150 triệu đồng mỗi m2. Đây là tuyến đường có giá đất tăng vọt đến 87% trong vòng một năm qua, biên độ tăng giá lớn nhất quanh khu tái định cư này.

Điểm gây chú ý của giá đất quanh khu tái định cư nằm ở chỗ, những cư dân từng sống ở tuyến đường Lương Định Của cách đây hơn chục năm về trước cho hay, trong giai đoạn đầu giải phóng mặt bằng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, họ được đền bù 3 triệu đồng mỗi m2.


Giá đất quanh khu tái định cư Bình Khánh cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuyến đường có giá đất nằm trong top 2 quanh khu tái định cư này là Trần Não, phường Bình Khánh, ghi nhận 119,6 triệu đồng mỗi m2. Kém hơn đôi chút, đường số 1, nằm khá gần khối căn hộ tái định cư do Công ty Đức Khải xây dựng, thuộc phường Bình Khánh, có giá đất đạt 94,5 triệu đồng mỗi m2.

Riêng đại lộ Mai Chí Thọ, tuyến phố được mệnh danh là cung đường đẹp nhất khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng là mặt tiền của dự án New City, các khối căn hộ nằm trong khu tái định cư Bình Khánh, có giá đất mặt tiền đạt 93,2 triệu đồng mỗi m2.

Khảo sát của VnExpress, hiện nay các căn hộ thuộc dự án New City được chào bán trên thị trường TP HCM với khung giá tương đương nhà ở thương mại. Căn hộ thuộc tháp Babylon có giá thấp nhất từ 40 triệu đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Các căn ở tháp Bali giá từ 42 triệu đồng mỗi m2, còn Tháp Hawaii và Venice từ 54 triệu đồng mỗi m2 trở lên, đã bao gồm VAT.

Trong khi đó, một cổng thông tin cung cấp giá đất trực tuyến khác là Bandogiadat, có kết quả giá đất các tuyến đường quanh khu tái định cư Bình Khánh cao nhất 120 triệu đồng mỗi m2. Giá đất do Nhà nước quy định tại các tuyến đường bao quanh khu tái định cư này dao động trong ngưỡng 9-22 triệu đồng mỗi m2.

Giá đất đường Lương Định Của hiện giữ mức 120 triệu đồng mỗi m2. Giá đất đường Trần Não (đoạn từ Xa lộ Hà Nội đến Lương Định Của) 110 triệu đồng mỗi m2. Còn đại lộ Mai Chí Thọ có giá đất toàn tuyến (từ hầm sông Sài Gòn đến nút giao Cát Lái, Xa lộ Hà Nội) đạt 65 triệu đồng mỗi m2.

Báo cáo của Gachvang cho biết, xu hướng tăng giá đất quanh khu tái định cư Bình Khánh chịu tác động trực tiếp từ nguyên nhân hạ tầng Thủ Thiêm dần hoàn thiện. Đây là vị trí đẹp, nằm cách khu trung tâm quận 1 TP HCM chỉ vài phút di chuyển qua hầm sông Sài Gòn.

Ngoài ra, với việc ngày càng lộ diện nhóm đại gia thâu tóm đất vàng tại khu đô thị hiện đại bậc nhất Đông Nam Á này đã khiến cho giá đất tại đây bị đẩy lên cao. Bởi lẽ, địa bàn này được định vị sẽ trở thành tâm điểm của thị trường căn hộ cao cấp và hạng sang bậc nhất TP HCM.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Tổng kết thị trường bất ��ộng sản 2017: Cơn biến động ngoạn mục của đất nền

Tp.HCM - Sốt đất nền vượt đỉnh 2007

2017 là một năm thăng trầm của đất nền Tp.HCM: lập đỉnh vào đầu năm, đi ngang hoặc giảm nhẹ vào giữa năm, và cuối năm lại tiếp tục leo đỉnh. Khu Đông (quận 2, quận 9), khu Tây (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn) và khu Nam (Nhà Bè, Cần Giờ) là những điểm nóng của đất nền. Đỉnh của cơn sốt rơi vào các tháng đầu năm (từ tháng 3 đến tháng 5). Giới chuyên gia đánh giá cơn sốt thời điểm này đã vượt đỉnh cơn sốt 2007.

Tại khu Đông, tính đến tháng 5/2017, chỉ trong vòng 5 tháng, giá đất tăng từ 50-200% so với thời điểm cuối năm 2016. Giá bán mỗi nền thuộc các khu dân cư quận 2, quận 9 tăng trung bình 3-5 triệu đồng/m2. Mức tăng bình quân mỗi nền (tùy diện tích), đạt từ 100-300 triệu.

Thời gian này, thông tin quy hoạch lên quận và thông tin về các siêu dự án khiến đất nền khu Nam và khu Tây cũng tăng giá chóng mặt. Tính đến tháng 5, đất nền dự án và đất lẻ thổ cư tại Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè tăng khoảng 50-80% so với cuối năm 2016.

Đất tại Trung Lập Hạ, Phú Hòa Đông, Trung An (Củ Chi), tăng từ 1,5-2 triệu/m2 lên 4-7 triệu/m2. Đất tại Long Hòa, Bình Khánh, Lý Nhơn (Cần Giờ) từ 1-2,5 triệu/m2 tăng lên 4-5 triệu/m2. Tại Hóc Môn, đất ở Xuân Thới Thượng, Bà Điểm, tăng từ 4-5.5 triệu/m2 lên đến 7-9.5 triệu/m2.

Giá tăng nhưng giao dịch không tăng. Cơn sốt đất nền Tp.HCM là hệ quả từ các chiêu trò thổi giá của cò đất. Thực tế này buộc chính quyền thành phố vào cuộc. Cuối tháng 5, Thành ủy Tp.HCM ban hành văn bản chỉ đạo công an thành phố xử lý các trường hợp cò đất lừa đảo, tung tin nhằm thổi giá trục lợi.

Cùng với đó, các vấn đề về quy hoạch, thông tin dự án được thành phố công khai, minh bạch như dự thảo sửa đổi Quyết định 33 về phân lô, tách thửa; công bố một số điểm nóng đất nền chưa đủ điều kiện lên quận; thông tin về các siêu dự án mới chỉ là ý tưởng. Động thái trên như một liều hạ sốt khiến đất nền ở các khu vực nóng bỏng chững giá. Giá đất đi ngang hoặc giảm nhẹ từ 5-10% mỗi m2.

Tuy nhiên, đến tháng 9, đất nền khu Đông và khu Nam chứng kiến sự tăng giá nhẹ. Và từ tháng 11 đến nay, mức tăng mạnh hơn. Nguồn cung khan hiếm và nhu cầu mua ở thực luôn hiện hữu, đặc biệt tăng mạnh dịp cuối năm là nguyên nhân đẩy giá đất nền lên cao.

Mức tăng dao động từ 15-20% so với thời điểm giữa năm. Giá các nền đất ở Nguyễn Xiển, Nguyễn Cư Trinh, Thạnh Mỹ Lợi (quận 9) tiếp tục tăng từ 1,5-2 triệu/m2 so với thời điểm tháng 6. Cá biệt, đất tại đường Lò Lu, Lã Xuân Oai, Quang Trung, Tăng Nhơn Phú B (quận 9), các nền đất diện tích 80-110m2 thời điểm cuối tháng 8, được chào bán từ 35-60 triệu/m2, đến nay giá rao bán là từ 40-70 triệu/m2. Đất tại Cát Lái, Đoàn Văn Cồng (quận 2) đã tăng từ 2-3 triệu/m2.

Những tháng cuối năm, thông tin xây dựng đường trên cao dẫn từ cầu Bình Khánh tới xã Long Hòa được công bố chính thức khiến đất Cần Giờ lại lên cơn sốt. Tâm điểm của cơn sốt tập trung ở đường Duyên Hải, Lương Văn Nho và Thạnh Thới.

Tính đến tháng 11, giá đất tại đây đã lập đỉnh, tăng trên 200% so với đầu năm 2017. Đất tại Duyên Hải, những vị trí mặt tiền đường lớn tăng từ 2,5-3 triệu/m2 lên 8-10 triệu/m2, đất tại đường Lương Văn Nho tăng từ 2-3 triệu/m2 lên tới 7-9 triệu/m2. Đường Thạnh Thới có mức tăng giá mạnh nhất từ 3-4 triệu/m2 lên 12-14 triệu/m2.

Sốt đất lan sang các thị trường vệ tinh

Long Thành (Đồng Nai) là thị trường vệ tinh có mức tăng giá đất nền mạnh nhất. Thông tin về dự án sân bay Long Thành khiến giá đất Long Thành biến động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, từ tháng 10/2017 đến thời điểm hiện tại, đất nơi đây lại bước vào một đợt tăng giá mới khi Chính phủ trình báo cáo nghiên cứu dự án sân bay Long Thành tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV.

Thời điểm đầu năm 2017, giá đất nông nghiệp tại các xã gần khu vực sân bay Long Thành như Bình Sơn, Lộc An, Cẩm Đường, Bàu Cạn được chào bán khoảng 300-500 ngàn đồng/m2 thì đến cuối năm, giá đã lên tới 1,5-2,5triệu đồng/m2. Chưa đầy một năm, 1 ha đất nông nghiệp trước đó chỉ khoảng 300- 500 triệu đồng thì nay đã lên tới hàng tỉ đồng. Đầu năm, nhiều nền đất thổ cư (100m2) có giá 150-200 triệu/nền thì nay giá được hét lên tới 500-700 triệu đồng/nền.

Ngoài Long Thành, Biên Hòa cũng là điểm nóng của đất nền Đồng Nai. Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên chạy thẳng về Đồng Nai cùng hàng loạt dự án khu đô thị quy mô lớn dự kiến được triển khai khiến đất tại TP. Biên Hòa và những vùng lân cận như huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom tăng giá mạnh. So với đầu năm, mức tăng hiện tại lên tới 40-60%, từ 4-8 triệu/m2 lên mức 12-14 triệu/m2. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá đất "nóng" tại Long Thành, Biên Hòa chủ yếu là do các công ty dịch vụ, "cò đất" thổi giá.

Giáp ranh Tp.HCM về phía Tây, giá đất nền tại các dự án Đức Hòa, Bến Lức (Long An), đến thời điểm hiện tại, đã tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2017. Giá đất nền tại khu dân cư (KDC) Tân Đô đang được rao bán với giá 6-8,5 triệu/m2, trong khi cuối năm ngoái, giá chào bán là khoảng 3,5-4 triệu/m2. Giá dự án Cát Tường Phú Sinh tăng từ 3-4 triệu/m2 lên 7-8 triệu/m2. Giá đất tại KDC Phú An Thanh tăng từ 3-4 triệu/m2 lên 5.5-7 triệu/m2.

Tp.HCM và các thị trường giáp ranh là khu vực tạo nhiều sóng nhất của thị trường đất nền 2017. Những biến động như một biểu đồ hình sin về giá tại các khu vực này cho thấy tốc độ đô thị hóa chóng mặt của Tp.HCM và các vùng phụ cận, cũng như nhu cầu bức thiết về chỗ ở của người dân.

Săn đất nền nhà đầu tư bán tháo với giá hời

THUÝ AN

    Tin liên quan

  • Săn đất nền nhà đầu tư bán tháo với giá hời
  • Dự án đất nền phía Tây Hà Nội có giá bán ngày càng tăng
  • Đà Nẵng công bố hàng loạt dự án bất động sản "an toàn" khi giao dịch
  • Nhà đầu tư liều lĩnh săn đất nền chưa hoàn thiện pháp lý
  • Nhận diện khu vực bất động sản sinh lời tại Đà Nẵng sau APEC
  • "Bát nháo" rao bán đất nền giá rẻ phía Nam: Người dân phải tự cảnh giác
  • Đất nền giá rẻ chiếm lĩnh thị trường Quảng Nam

Đằng sau cơn sốt đất năm 2017

Nguyên nhân của các đợt tăng giá đều bắt nguồn từ cú hích hạ tầng, thông tin quy hoạch và sự hiện diện của các dự án bất động sản đình đám.

Giá đất biến động mạnh

Tiếp tục xu hướng tăng giá kể từ đầu năm 2016, đến tháng 5/2017, giá đất nền Đông Anh đã chạm đỉnh với mức tăng cao nhất từ 2012 đến nay.

So với thời điểm cuối năm 2016, những mảnh đất có mặt tiền giáp với trục cầu Nhật Tân, sát vòng xuyến, giá tăng 60-70%. Các lô đất đẹp ở vị trí này giá tăng từ 80 triệu/m2 lên tới 170 triệu/m2. Đất tại Lễ Pháp (Tiên Dương), mặt tiền gần công viên Kim Quy có mức tăng 60-70%, từ 14-15 triệu/m2 lên tới 25-27 triệu/m2.

Các lô đất trong làng có mức tăng thấp hơn, dao động từ 15-20%. Tuy nhiên, cơn sốt này được giới chuyên gia nhận định là sốt ảo, là chiêu trò thổi giá của môi giới. Bởi đất tăng nhưng không có giao dịch.

Tháng 9/2017, đất nền Long Biên (phía Đông) cũng "rộ" thông tin tăng giá gấp đôi. Cơn sốt tại Long Biên xuất hiện ngay sau khi UBND TP.Hà Nội chỉ đạo triển khai xây dựng 4 dự án cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống và giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, giá đất Long Biên chưa biến động mạnh, mức tăng chỉ từ 10-15% so với thời điểm cách đó 1 năm, tập trung ở những khu vực hình thành cầu trong tương lai.

Đất tại phường Bồ Đề (gần cầu Trần Hưng Đạo), một trong những vị trí gần trung tâm Hà Nội nhất chỉ tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2016. Đất mặt tiền đường lớn ở Cổ Linh, Lâm Hạ, Nguyễn Sơn, Ái Mộ được rao bán từ 60-80 triệu/m2, trong khi thời điểm cách đó 1 năm giá chào bán là từ 55-75 triệu/m2…

Đất khu Tây Hà Nội gồm Hoài Đức, Đan Phượng chứng kiến những cơn sốt giá nhẹ. Dự án đường Tây Thăng Long nối khu vực Tây Tây Hồ và phía Bắc Cầu Thăng Long với khu đô thị Sơn Tây khiến đất nơi đây "nổi sóng".

Tính đến tháng 8/2017, đất nền tại các khu vực trên tăng từ 15-30% so với đầu năm 2017. Đất thổ cư tại thị trấn Phùng (Đan Phượng), nhiều nền được rao bán từ 19-22 triệu/m2, trong khi đầu năm 2016, giá đất ở đây là 16-18 triệu/m2.

Đất ở các xã Song Phượng, Phương Đình (Đan Phượng) cũng tăng giá 20-30%, từ 7-9 triệu/m2 lên tới 10-12 triệu/m2. Đất tại xã Di Trạch (Hoài Đức), cách ngã tư Nhổn 1km được rao bán 24-26 triệu/m2, trong khi thời điểm đầu năm, đất ở đây có giá 19-20 triệu/m2. Đất tại Thượng Thụy, cạnh quốc lộ 32 tăng từ 18-20 triệu/m2 lên 23-25 triệu/m2.

Tại Đan Phượng và Hoài Đức, những khu vực đã có hạ tầng đầy đủ, mật độ cư dân đông, pháp lý hoàn chỉnh, giao dịch tăng đều qua các tháng.

Cũng có sự biến động khá rõ rệt trong năm 2017, tuy nhiên thị trường đất nền Đà Nẵng có mức tăng giá không đồng đều. Mức tăng có sự khác biệt giữa đất nền khu Tây, Tây Bắc (vùng ven sông Hàn, ven biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê) và khu Nam thành phố.

Theo khảo sát của PV, đến tháng 6/2017, mức tăng tại khu trung tâm phía Tây, Tây Bắc lên tới 60% (tương đương 8-12 triệu/m2) so với thời điểm cuối năm 2016. Khu Nam Đà Nẵng, các nền đất thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ dao động từ 30-40% (tăng từ 2-3,5 triệu đồng/m2) so với thời điểm cuối năm 2016. Khu vực giáp ranh Đà Nẵng – Quảng Nam, mức tăng thấp hơn, từ 10-25%, tương đương 500 ngàn – 1,5 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2016.

Sau cơn sốt này, giá đất Đà Nẵng đi ngang hoặc tăng nhẹ. Đến hai tháng cuối năm, đất nền các khu vực trên có mức tăng giá mạnh hơn, khoảng 10% so với giữa năm. Đất nền Đà Nẵng hấp lực mạnh mẽ giới nhà giàu Hà Nội.

Đằng sau các cơn sốt đất

Các cơn sốt của thị trường bất động sản trong năm 2017 đều tập trung ở đất nền, là hệ quả của việc bùng nổ đầu tư hàng loạt các công trình hạ tầng trọng điểm trong vài năm trở lại đây. Điều này cũng cho thấy tốc độ đô thị hóa chóng mặt tại các thành phố lớn đang khiến các quỹ đất trở nên cạn kiệt, nhu cầu về chỗ ở của người dân ngày càng bức thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thật thì phần lớn các cơn sốt đất trong năm 2017 đều là sốt ảo, là chiêu trò của cò đất, đầu nậu. Các cơn sốt đất, nếu không được kiểm soát sẽ cảnh báo viễn cảnh bong bóng trong tương lai, cùng với đó là nợ xấu gia tăng, sự đổ vỡ hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính ngân hàng. Điều này tác động trực tiếp đến diện mạo nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển nhận định, việc đất nền hút mạnh dòng tiền đầu tư dẫn đến cơn sốt cho thấy thị trường vẫn thiếu kênh đầu tư đáp ứng nhu cầu tích lũy tài sản của người dân. Một khi thị trường thiếu các kênh trú ẩn an toàn và sinh lời cao thì vẫn khó tránh khỏi kịch bản sốt đất.

Những cơn sốt đất còn cho thấy một vấn đề bất cập lớn của thị trường bất động sản Việt Nam là sự thiếu minh bạch và công khai trong thông tin. Các cò đất, đầu nậu đã lợi dụng điều này để "làm giá".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, sốt đất được coi như một hiện tượng, một quy luật không thể tránh khỏi của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để giảm tình trạng sốt đất, các cấp chính quyền cần công khai quy hoạch, minh bạch các thông tin về các dự án. Và theo ông Hiếu, việc có một Trung tâm quản lý đất đai nhằm đảm bảo sự chính thống, chính xác của thông tin là cần thiết.

Tổng kết thị trường bất động sản 2017: Cơn biến động ngoạn mục của đất nền

THUÝ AN

    Tin liên quan

  • 6 dự báo nhà đất năm 2018
  • Sửa đổi Luật Đất đai để minh bạch thị trường
  • Tổng kết thị trường bất động sản 2017: Cơn biến động ngoạn mục của đất nền

Dân chung cư nhận 80 tỷ quỹ bảo trì sau 7 năm sử dụng

Sáng 4/10, chủ đầu tư dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất N05 (gọi tắt là dự án cụm chung cư N05), phường ...