Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Đồng Nai vẫn trong cơn sốt ��ất

Săn đất chờ "đón sóng"

Nắm được thông tin sắp tới sẽ có một dự án khu dân cư cao cấp được triển khai tại TP. Biên Hòa, giáp khu Đông TP.HCM, ông Phan Vĩnh Phát - một nhà đầu tư tại TP.HCM đã tranh thủ gom một vài lô đất đẹp trước khi giá đất tăng.

Không riêng ông Phát, khá nhiều nhà đầu tư tại TP.HCM cũng kéo về Đồng Nai mua đất để chờ "đón sóng". Đất Đồng Nai được đánh giá là phù hợp với nhiều nhà đầu tư tầm trung tại TP.HCM do giá đất rẻ, chi phí đầu vào thấp và ngày càng kết nối thuận tiện với TP.HCM.

Hơn nữa, về khả năng tăng giá, đất Đồng Nai hiện cũng không thua kém đất tại khu Đông Sài Gòn. Nhiều nhà đầu tư mua đất tại Đồng Nai từ đầu năm 2016 cho biết, giá đất tại đây hiện có nơi đã tăng từ 50-100%.

Không mua đất vì chạy theo quy hoạch, bà Nguyễn Thị Định, một nhà đầu tư tại quận 9 chia sẻ, vì lợi nhuận thu được từ việc mua đất rồi bán lại là tương đối lớn nên bà quyết định đầu tư vào 3 nền đất tại Nhơn Trạch.

Bà cho hay, bà mua 2 lô đất tại đây vào cuối năm 2016 và vừa bán ra hồi tháng 7 với giá bán gần gấp đôi giá mua. Cũng theo bà, để đầu tư đất ở đây, với số vốn chỉ khoảng 600-900 triệu, nhà đầu tư có thể thu về ít nhất là 200-400 triệu.

Không những vốn ít, đất tại các khu vực giáp TP.HCM còn rất dễ bán ra do nhu cầu tìm mua đất của những người dân thành phố là rất lớn. Chính nguồn cầu lớn là yếu tố giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định xuống tiền.

Dù Đồng Nai đã có chính sách siết chặt khâu tách thửa đất nhưng tình trạng mua bán, sang nhượng đất đai tại nhiều khu vực như Long Thành, Nhơn Trạch, TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom vẫn rất sôi động. Tuy nhiên so với thời điểm đầu năm, giao dịch nhà đất tại Đồng Nai đã ổn định hơn khá nhiều, không còn rầm rộ người mua kẻ bán như trước.

Theo tìm hiểu tại một số sàn môi giới, xu hướng mua đầu tư vẫn chiếm phần đông và sản phẩm chào bán chủ yếu đến từ các dự án mới triển khai, các lô đất mới lên thổ cư. Tại khu vực trung tâm, giao dịch mua bán đất diễn ra không nhiều do giới đầu tư găm hàng.

"Nguyên nhân khiến giao dịch ổn định không phải là do nhu cầu mua giảm đi mà chủ yếu do việc thiếu hụt nguồn hàng tốt khi nhà đầu tư trước đó không tiếp tục chào bán lại. Các quỹ đất đẹp vốn được săn đón nhiều đa phần bị giới đầu tư giữ lại, không rao bán nên hiện các sàn hầu hết đều bán sản phẩm mới, thuộc các khu dân cư mới triển khai, chưa có nhiều sức hút" - bà Phạm Thanh Thủy, đại diện Công ty Bất động sản Tam Bình chia sẻ.

Bà Thủy cũng cho biết, giá thứ cấp của nhiều lô đất đã tăng từ 50-100% nhưng chủ đất vẫn chưa vội bán ra vì tin tưởng giá sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Đồng Nai vẫn đang trong cơn sốt

Hiện tại, thị trường bất động sản Đồng Nai vẫn đang trong cơn sốt giá. Dù số lượng người mua đã giảm so với dịp đầu năm nhưng giá đất nền tại các khu dân cư vẫn tiếp tục tăng.

Tại nhiều dự án, giá đất đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách mua chủ yếu tập trung ở phân khúc đất nền thuộc các dự án khu dân cư. Số người mua để ở không nhiều, phần lớn là mua đầu cơ.

Đất thổ cư, đất nông nghiệp tại nhiều tuyến đường chính ở khu vực Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa cũng đã tăng từ 30-60%. Tình trạng tăng giá bất động sản tại những khu vực trên hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại vì nhiều người vẫn đang tích cực gom đất để chờ bán kiếm lời.

Từ cuối năm 2016, giá đất quanh khu Nhơn Trạch tăng mạnh, các lô đất thổ cư vốn có giá 5-6 triệu/m2 nay đã tăng lên 10-12 triệu/m2. Đất nông nghiệp bán theo sào trước đó chỉ khoảng 400-600 triệu/sào, giờ đã tăng lên 700 triệu-1 tỷ/sào.

Tại khu vực Long Thành, giá rao bán đất nông nghiệp, thổ cư hiện đều đã tăng gần gấp đôi so với năm 2016, lên mức 10-12 triệu/m2. Không chỉ đất thổ cư, giá đất vườn cũng tăng từ 500-700 nghìn/m2.

Tương tự, tại TP. Biên Hòa và những vùng giáp ranh thành phố như huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, giá đất cũng tăng từ 20-30%, lên mức 12-14 triệu/m2, trong khi trước đó chỉ ở mức 5-7 triệu/m2. Bên cạnh đó, tại một số khu vực được làm mới, mở rộng, cải tạo đường xá hay có quy hoạch làm khu công nghiệp, cụm công nghiệp… giá đất thổ cư, nông nghiệp cũng đều tăng từ 30-50%.

Cụ thể, giá đất nông nghiệp ở xã Xuân Đường, Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ) cuối năm trước chỉ 500-600 triệu đồng/ha hiện đã tăng lên 800-900 triệu đồng/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân tại Đồng Nai và Tp.HCM về mua đầu cơ thổi giá rồi bán lại kiếm lời.

Quãng đường di chuyển từ Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành đến TP.HCM ngày càng được rút ngắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến làn sóng đầu tư từ TP.HCM đến Đồng Nai ngày càng mạnh mẽ. Sắp tới, đề án kéo dài tuyến metro về Đồng Nai sẽ thúc đẩy việc hoàn thiện hạ tầng giao thông từ Đồng Nai đến thành phố.

Xu hướng săn đất vùng ven để phát triển các dự án lớn của nhiều đại gia trong ngành bất động sản trong năm 2018 cũng sẽ kéo nhu cầu giao dịch đất nền từ khu Đông về Đồng Nai.

Giới chuyên gia dự báo, trong năm 2018, thị trường nhà đất Đồng Nai sẽ còn tiếp tục nóng và xu hướng tăng giá đối với những quỹ đất đẹp vẫn chưa thể dừng lại.

Đất nền Đồng Nai: Đừng thấy rẻ mà ham

PHƯƠNG UYÊN

    Tin liên quan

  • Long Thành: Con rồng tỉnh giấc!
  • Bất động sản Đồng Nai sốt ảo
  • Diễn biến mới vụ "300 người dân tố 2 công ty môi giới lừa đảo"
  • Đất nền Đồng Nai: Đừng thấy rẻ mà ham
  • Giảm thiểu rủi ro đáng tiếc đối với hình thức mua bán internet
  • Lật tẩy chiêu lừa khách mua bán đất nền Đồng Nai

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

“Hụt hơi” với condotel

Mới đây, hàng chục khách hàng mua căn hộ tại Dự án Bavico International Hotel Nha Trang đã gửi đơn tố cáo Công ty Bạch Việt với lý do chủ đầu tư vi phạm cam kết phân chia lợi nhuận với khách hàng.

Khách hàng chịu thiệt

Ban đầu, Công ty Bạch Việt cam kết sẽ chia lợi nhuận cho khách hàng 15% trên giá trị căn hộ trong 12 tháng đầu tiên. Từ tháng 13 trở đi, chủ căn hộ được hưởng lợi nhuận ít nhất bằng 15% giá trị căn hộ/năm. Tuy nhiên, đến nay khi dự án đưa vào khai thác hơn 1 năm, chủ đầu tư không trả bất cứ khoản tiền nào cho khách hàng.

Lý do ông Đinh Tiến Sử - Giám đốc Công ty Bạch Việt đưa ra là số sản phẩm condotel đưa ra thị trường tăng quá nhanh trong thời gian gần đây trong khi lượng khách thuê không thể tăng vô hạn khiến doanh nghiệp hụt hơi chạy theo lợi nhuận đã cam kết với khách hàng.

Để tìm tiếng nói chung, ông Sử đề nghị khách hàng giảm gần một nửa số tiền lợi nhuận kinh doanh condotelnhư đã cam kết. Với số lợi nhuận này, Công ty Bạch Việt cũng xin khất thời hạn trả nợ cho đến khi nào khách sạn Bavico được các các cơ quan chức năng cho hoạt động kinh doanh trở lại.

Một DN trên địa bàn Đà Nẵng tiết lộ với DĐDN, thị trường bất động sản du lịch mang tính chất dễ biến động và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như thời tiết, kinh tế, chính trị.

Vị này dẫn chứng, vào thời điểm 2014 - 2015, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh do số lượng du khách Trung Quốc và Nga giảm sâu ảnh hưởng từ việc tranh chấp biển Đông và đồng Rúp mất giá. Đặc biệt là đối với các thị trường phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn khách từ thị trường này như Nha Trang, Đà Nẵng. "Đâu đâu cũng thấy các khách sạn, nhà hàng trống trơn khách. Mà điều này thì ảnh hưởng cực lớn đến các doanh nghiệp dịch vụ" – DN này cho biết.

Ông Nguyễn Hoạt - Trưởng phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa thừa nhận, thời gian qua nhiều chủ đầu tư đã cố tình không nói cho người mua biết những hạn chế trong việc quản lý, sử dụng căn hộ condotel. Bởi với dự án bất động sản dịch vụ du lịch, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, vận hành hoặc giao một doanh nghiệp có đủ năng lực để quản lý, vận hành. Tức là, người mua căn hộ du lịch không được phép tự ý ra vào căn hộ đó, mà phải check in, check out như khách sạn. Đây là điều cực kỳ bất tiện, và khi mua bán thường các chủ căn hộ không được biết.

Chưa kể, ông Rudolf Hever – Giám đốc bộ phận Tư vấn Khách sạn, Savills Châu Á-Thái Bình Dương giải thích thêm, để tạo nguồn doanh thu chi trả cho cam kết với khách hàng condotel phải được vận hành hoàn toàn như như khách sạn và đạt kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng. "Tuy nhiên phần "tel" (khách sạn) trong mô hình condotel rất ít được chú trọng do vậy rất khó có thể đảm bảo phần lợi nhuận đã cam kết" với khách hàng" - ông Rudolf Hever cho biết.

Bước đi thiếu thận trọng

Mới đây, đại diện Savills Việt Nam đã đưa ra một số so sánh đáng chú ý. Theo đó, Việt Nam đang dẫn đầu về tỷ lệ cam kết lợi nhuận từ bất động sản nghỉ dưỡng so với một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á như Phuket (Thái Lan) ở mức 7% trong 3 - 5 năm và Bali cũng 7% trong 2 - 3 năm.

Trao đổi với DĐDN, một doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng trên địa bàn Nha Trang cho rằng, đưa ra mức cam kết lợi nhuận để bán hàng đang là bước đi thiếu thận trọng của chủ đầu tư. Bởi thực chất các cam kết hiện nay trên thị trường đều được chủ đầu tư áp dụng vào giá bán nên giá bán cực kỳ cao. Khi giá bán cao buộc giá thuê căn hộ cũng phải cao nên khó cho thuê, lợi nhuận thấp đi vì khó kiếm khách hàng. Do vậy việc không đủ mức lợi nhuận như cam kết ban đầu là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Ở góc độ luật pháp, PGS. TS. Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đề nghị cần luật hóa các hoạt động bảo lãnh cam kết lợi nhuận ở phân khúc condotel, tiến tới bổ sung vào Luật Kinh doanh BĐS 2015 để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các bên. "Chứ không thể để rủi ro chỉ nghiêng về phía khách hàng như hiện nay" – ông Chung khẳng định.

Về phía doanh nghiệp, vị doanh nghiệp trên địa bàn Nha Trang cũng chỉ rõ, phát sinh mâu thuẫn phần lớn là do sự không minh bạch và tin tưởng nhau giữa chủ đầu tư và chủ căn hộ. Thay vì đưa ra cam kết lợi nhuận, các doanh nghiệp hãy mời kiểm toán uy tín trên thế giới - tức bên thứ 3 vào cuộc hoạch toán độc lập thu chi, phân chia lợi nhuận rõ ràng qua từng năm. Chủ đầu tư muốn bắt tay với kiểm toán để làm khống số liệu cũng khó vì chẳng dại gì họ đánh đổi uy tín với một công ty nhỏ. Còn khách hàng vẫn có quyền tự cho thuê căn hộ của mình.

"Trước mắt khách hàng sẽ dè chừng nhưng không sớm thì muộn họ sẽ hiểu sự minh bạch thông tin quan trọng hơn nhiều so với cam kết lợi nhuận, nhất là để đi lâu dài trên thị trường bất động sản" – vị doanh nghiệp này khẳng định.

Với nguồn cung lớn, để thu hút khách hàng, chủ đầu tư các dự án condotel (căn hộ - khách sạn) chạy đua cam kết lợi nhuận khủng. Thế nhưng, những cam kết này dường như... Hụt hơi.

Đầu tư ồ ạt, condotel sẽ "khó sống" trong năm 2018

Lưu Vân

    Tin liên quan

  • 3 yếu tố buộc phải biết khi lựa chọn đầu tư condotel
  • Golden Square Đà Nẵng có hồi sinh?
  • Shophouse có dấu hiệu biến tướng thành nhà ở thông thường (Kỳ I)
  • Số lượng người tìm kiếm condotel tăng 50% so với năm 2016
  • Đầu tư ồ ạt, condotel sẽ "khó sống" trong năm 2018
  • "Giải cứu" condotel

Đặt hàng nhà ở tái định cư: Hết thời 'tay không bắt giặc'

Buộc doanh nghiệp công khai năng lực tài chính

Giữa năm 2017, UBND thành phố Hà Nội đã gặp mặt các nhà đầu tư có nguyện vọng đăng ký đầu tư nhà ở thương mại phục vụ TĐC trên địa bàn theo phương thức đặt hàng. Căn cứ báo cáo của sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan, UBND thành phố thống nhất đưa ra 10 tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực và tiềm lực tài chính, đủ tiêu chuẩn được thành phố đặt hàng; trong đó, phải chứng minh rõ nguồn lực tài chính.

Cụ thể, chủ đầu tư của dự án phát triển nhà ở có nguyện vọng triển khai xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư đặt hàng tại quỹ đất 20% (quỹ đất chủ đầu tư phải trả lại thành phố theo quy định trong mỗi dự án thu hồi đất) được thành phố ưu tiên lựa chọn làm nhà đầu tư. Nhà đầu tư (NĐT) phải có năng lực tài chính đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng tiến độ thể hiện trong báo cáo tài chính 2016 đã được kiểm toán, hoặc có xác nhận của ngân hàng cam kết bố trí đủ vốn triển khai dự án. NĐT phải tự bố trí vốn triển khai dự án, từ quá trình chuẩn bị đầu tư đến khai thác và đưa vào sử dụng (trừ tiền GPMB).

Đặt hàng nhà TĐC sẽ giúp thành phố tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ngân sách và hạn chế tình trạng lãng phí như đang xảy ra tại khu đô thị Sài Đồng. Ảnh: Minh Tuấn.

NĐT cần có năng lực quản trị dự án thể hiện qua kinh nghiệm triển khai dự án có quy mô tương tự như dự án được lựa chọn đặt hàng. Kinh nghiệm quản trị, vận hành toà nhà, cam kết không có vi phạm trong quá trình triển khai dự án. NĐT vi phạm trong các dự án đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất ở những dự án tương tự sẽ là cơ sở để thành phố trừ điểm trong quá trình xét lựa chọn. Đáng chú ý, để được lựa chọn là đơn vị đặt hàng nhà TĐC, doanh nghiệp phải cam kết 3 nội dung: Không tính lãi vay trong quá trình triển khai dự án, cam kết đúng tiến độ và cam kết thực hiện việc vận hành, quản lý toà nhà sau khi đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, chủ đầu tư được phép quảng bá về dự án sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Doanh nghiệp không dễ "bỏ" dự án

Điểm được coi là hấp dẫn thu hút nhà đầu tư tham gia nhận đặt hàng nhà TĐC của thành phố, chính là việc NĐT được hưởng 10% lợi nhuận thu được từ việc bán các căn hộ, hoặc được bán 10 - 15% trên tổng diện tích căn hộ. Đồng thời, sau 9 - 12 tháng kể từ ngày hoàn thiện và bàn giao căn hộ (trên hồ sơ), thành phố chưa bố trí TĐC, không có hộ gia đình nào đăng ký mua nhà, chủ đầu tư báo cáo UBND thành phố cho bán căn hộ trên ra thị trường và nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm bán căn hộ.

Cùng với việc "phá rào" cho doanh nghiệp thoát khỏi cảnh bị tồn đọng vốn như đã và đang xảy ra tại các dự án Nam Trung Yên, Sài Đồng, thành phố cũng đặt ra quy định ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp bỏ dự án sau khi được lựa chọn. Theo đó, NĐT phải đảm bảo việc triển khai dự án thông qua việc ký quỹ 1 - 3% tổng mức đầu tư dự án, khoản tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả cho chủ đầu tư sau khi dự án "cất nóc" hoặc bị sung công quỹ khoản ký quỹ nếu NĐT không triển khai dự án. Các NĐT được lựa chọn chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của Sở Xây dựng.

Nhận định về chủ trương đặt nhà TĐC của thành phố Hà Nội, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, việc đặt hàng nhà TĐC thay vì đầu tư bằng tiền ngân sách sẽ lập tức giúp thành phố Hà Nội tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách. Chính sách này sẽ thu được hiệu quả cao hơn nếu thành phố cho áp dụng cơ chế đấu giá - đấu thầu công khai để lựa chọn ra các nhà đầu tư đủ năng lực, thay vì chỉ định để rồi tiềm ẩn cơ chế "xin - cho".

Đồng thời, thành phố cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ về chất lượng đảm bảo không có độ vênh quá lớn giữa nhà TĐC và nhà ở thương mại. "Quy định sau 9 đến 12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí TĐC, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định, có thể được xem như cơ chế mở nhằm thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, Hà Nội cần có cơ chế giám sát thực hiện quy định này chặt chẽ, tránh tình trạng tận dụng kẽ hở để bán nhà TĐC như nhà thương mại…", ông Võ nói.

Trao đổi với PV, một đại diện Sở Xây dựng cho biết, chủ trương đặt hàng nhà TĐC sẽ có nhiều bước đột phá đảm bảo lợi ích thúc đẩy doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn. Ngoài quy định 9- 12 tháng được bán ra thị trường các căn hộ không có người đăng ký mua, doanh nghiệp còn được thành phố ưu tiên giải quyết nhanh gọn những thủ tục hành chính liên quan đến triển khai dự án. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chứng minh rõ năng lực tài chính đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ. Hiện Sở Xây dựng đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện quy chế trình UBND thành phố xem xét phê duyệt để có thể áp dụng từ năm 2018.

Theo Tiền phong

Bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa – Vũng Tàu có nóng khi hàng loạt “ông lớn” vào cuộc?

(Xây dựng) – Cách khu vực TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai từ 80 - 110km, Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu hàng loạt bãi biển đẹp, nổi tiếng kéo dài từ Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền về đến TP Vũng Tàu.


Bãi trước TP.Vũng Tàu được đánh giá là bải biển đẹp, bình yên

Ngoài ra, hạ tầng của tỉnh này còn được đánh giá có nhiều con đường đẹp nhất Việt Nam, lại được kết nối với các tỉnh, thành khu vực phía Nam bằng tuyến cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây. Do đó, thời gian gần đây, nhiều "ông lớn" trong ngành bất động sản đặc biệt để ý tới, trong số đó có thể chú ý tới các tên tuổi lớn như ông chủ của khu du lịch Tuần Châu, Geleximco, Hưng Thịnh, Him Lam Land…

Tiềm năng du lịch

Từ lâu, Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá như "trái tim của du lịch biển" của khu vực miền Đông Nam Bộ, trong đó riêng TP Vũng Tàu có bãi cát thoai thoải, an toàn cho hoạt động tắm biển, du lịch thể thao biển và hình thành các resort cao cấp. Với lợi thế về vị trí địa lý riêng có, Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và TP Vũng Tàu nói riêng có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Thực tế, trong những năm gần đây, Vũng Tàu luôn lựa điểm đến - sự lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ tính riêng trong trong 9 tháng đầu năm 2017, TP biển này đã đón hơn 7 triệu lượt khách. Tổng doanh thu ước tính 1.496 tỷ đạt 87,38% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý là các khu du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu luôn tấp nập du khách từ các tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và khu vực miền Tây Nam Bộ... Đơn cử, khu du lịch suối nước nóng Bình Châu thu hút trung bình từ 2.000 - 2.500 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng vào những dịp cuối tuần. Được biết, Khu du lịch này hiện có khoảng gần 120 phòng nghỉ với giá cho thuê trung bình từ 2 - 10 triệu đồng/phòng/đêm và hầu hết đều hoạt động hết công suất.

Theo ông Trần Lê Thanh Hiển - Tổng Giám đốc Cty bất động sản Danh Khôi Việt: Hiện Vũng tàu có khá nhiều lợi thế, trong đó lợi thế rõ nhất có thể thấy được là chỉ cách TP Hồ Chí Minh chưa đầy 100 km với giao thông rất thuận lợi thông qua tuyến cao tốc và Quốc lộ 51. Do đó việc di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến trung tâm TP Vũng Tàu chỉ mất khoảng 1,5h lái xe. Ngoài ra, còn có tuyết tàu cao tốc biển để đi xuống Vũng Tàu. Do vậy, với những gì đang diễn ra, sắp tới Vũng Tàu chắc chắn sẽ có sự thay đổi đến ngạc nhiên.


Lãnh đạo Sở Du lịch trong một buổi lễ ký kết dự án

Ông Trịnh Hàng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Tỉnh hiện đang rất muốn phát triển kinh tế biển, đặc biệt là đối với lĩnh vực du lịch, do đó, ngoài việc giao cho Sở Du lịch lập đề án phát triển du lịch thì còn mong muốn phát triển thêm các khu nghỉ dưỡng 4-5 sao, các condotel tại khu vực này. Chính vì vậy, mới đây tỉnh đã có những buổi hội thảo về mô hình khu nghỉ dưỡng ven biển bao gồm cả condotel.

Điểm nhấn bất động sản

Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây, Vũng Tàu đang giành được sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư, cùng với đó là những dự án có quy mô lên đến hàng tỷ USD từ những tập đoàn bất động sản, du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường bất động sản tại đây ghi nhận có 23 dự án với tổng mức đầu tư lên đến hơn 9.000 tỷ đồng. Tính đến nay, toàn tỉnh có 157 dự án với tổng diện tích hơn 3.400 ha và tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng. Trong đó, 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 139 dự án đầu tư trong nước.

Trong số những "tên tuổi lớn" đánh dấu sự hiện diện của mình tại Vũng Tàu có Tập đoàn Hưng Thịnh với dự án Melody Vũng Tàu; Cty Địa ốc Việt Hân với 2 dự án lớn là Khu phức hợp Skypark Long Điền và Khu dân cư Việt Hân 3 tại huyện Long Điền; Cty Bất động sản Nam Hải với Dự án Khu biệt thự cửa biển Marine. Dự án có tổng diện tích khoảng 28 ha. Trong đó, khu resort có diện tích 76.903 m², bao gồm 36 căn biệt thự và 2 khu căn hộ gồm 260 căn hộ cao cấp có tầm nhìn hướng biển.

Doanh nghiệp trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu có Cty TNHH đầu tư Phú Hưng với dự án Resort tại bãi Dâu, Hodeco cũng có dự án sắp triển khai là Resort tại khu vực bãi biển phường 11, DIC chuẩn bị cho tương lai 1 loạt dự án nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu.

Đặc biệt mới đây, Cty TNHH AllGreen Vượng Thành - Trùng Dương kết hợp cùng Cty Bất động sản Danh Khôi Việt giới thiệu ra thị trường dự án Vũng Tàu Regency tọa lạc trên trục đường 3/2 TP Vũng Tàu, dự án có gần 500m mặt tiền biển. Theo thiết kế, Vũng Tàu Regency quy mô 23ha, được xem như một "trái tim" của du lịch nghỉ dưỡng Vũng Tàu với các hoạt động vui chơi giải trí sôi động bậc nhất tại TP biển xinh đẹp này.

Dự án bao gồm condotel, khách sạn 5 sao và biệt thự cao cấp được bao quanh bởi hệ thống tiện ích nội khu đẳng cấp, thiết kế theo kết cấu lệch tầng với mảng xanh lên đến hơn 60%, cùng bãi biển trong xanh. Với thiết kế đẳng cấp cùng những lợi thế riêng có, Vũng Tàu Regency hứa hẹn sẽ mang đến một diện mạo mới cho Vũng Tàu, đồng thời giải "cơn khát" khu du lịch đẳng cấp 5 sao đang thiếu tầm trọng tại khu vực này.

Theo ông Hiển, giai đoạn 1 dự án đang chào ra thị trường 192 căn biệt thự cao cấp được thiết kế độc đáo với mong muốn sẽ mang đến một "ngôi nhà thứ 2" cho những chủ nhân yêu thích du lịch nghỉ dưỡng, hoặc một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho khách hàng trong giai đoạn bất động sản Vũng Tàu đang là "sóng ngầm" đầy tiềm năng như hiện nay.

Đánh giá về tiềm năng của Vũng Tàu, một lãnh đạo của TP cho biết Vũng Tàu có vị trí địa lý rất tốt, có thể kết nối với nhiều tỉnh thành bằng đường bộ và đường thủy, do đó mấy năm trở lại đây, TP đang rất chú trọng cho đầu tư du lịch theo nghị quyết của tỉnh, Đảng bộ, nên TP quyết tâm lập lại trật tự trên bãi biển, giải quyết hàng rong và cương quyết dẹp nạn "chặt chém" du khách.

Với thế mạnh đó, cộng thêm sự phát triển du lịch, phát triển đầu tư các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên địa bàn thành phố qua hàng loạt các dự án "khủng", tới đây chắc chắn bộ mặt Vũng Tàu sẽ càng "sạch đẹp" hơn.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Tập đoàn Empire Group đầu tư nghìn tỷ phát triển Party Condotel

Tập đoàn Empire Group đầu tư nghìn tỷ phát triển Party Condotel - VnExpress Kinh Doanh

Dân chung cư nhận 80 tỷ quỹ bảo trì sau 7 năm sử dụng

Sáng 4/10, chủ đầu tư dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất N05 (gọi tắt là dự án cụm chung cư N05), phường ...