Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Dân chung cư nhận 80 tỷ quỹ bảo trì sau 7 năm sử dụng

Sáng 4/10, chủ đầu tư dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất N05 (gọi tắt là dự án cụm chung cư N05), phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã tiến hành bàn giao quỹ bảo trì cụm chung cư N05 cho Ban quản trị dưới sự chứng kiến của đại diện ban ngành liên quan.

Theo đó, số tiền quỹ bảo trì cụm chung cư N05 là gần 80 tỷ đồng (bao gồm tiền bảo trì và tiền lãi phát sinh từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày 30/9/2018).

Được biết, cụm chung cư N05 thuộc dự án khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa được UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 10/7/2007 và giao cho Tổng công ty CP Vinaconex làm chủ đầu tư.

Dự án cụm chung cư N05 có quy mô gồm 4 tòa nhà gồm tòa chung cư 25T1, 25T2, 29T1 và 29T2 cùng với 3 tầng hầm. Dự án đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011 với trên 720 căn hộ.

Thế nhưng trước đó, nhiều cư dân cụm chung cư N05 bức xúc cho rằng phía chủ đầu tư chây ỳ không chịu bàn giao quỹ bảo trì "khủng" hơn 72 tỷ đồng cho Ban quản trị quản lý vì thế Ban quản trị không có tiền để bảo dưỡng, duy tu dẫn đến 4 tổ hợp chung cư ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Đại diện chủ đầu tư chuyển giao gần 80 tỷ đồng cho đại diện Ban Quản trị cụm chung cư N05 sau hơn 7 năm đưa vào sử dụng.

Về vấn đề này, ông Thân Thế Hà đại diện chủ đầu tư cho biết, sau khi dự án cụm chung cư N05 hoàn thành và đưa vào sử dụng, toàn bộ số tiền quỹ bảo trì 2% của dự án (bao gồm cả khối căn hộ và khối văn phòng, thương mại, dịch vụ), doanh nghiệp quản lý theo Luật Nhà ở năm 2005.

Theo ông Hà, dù công trình đưa vào sử dụng từ năm 2011 nhưng đến tháng 11/2014, chủ đầu tư mới phối hợp với Ban đại diện tổ chức thành công Hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất; Ban quản trị Cụm chung cư N05 được thành lập và được UBND quận Cầu Giấy công nhận ngày 2/12/2014.

"Thời gian này, Ban Quản trị vẫn chưa kiện toàn được bộ máy, nội bộ chưa thống nhất về phương thức bàn giao quỹ bảo trì 2% của dự án cụm chung cư N05 (đại diện khối thương mại dịch vụ, văn phòng với đại khối cư dân) nên chủ đầu tư đã chuyển toàn bộ số tiền Quỹ bảo trì 2% vào tài khoản có kỳ hạn tại ngân hàng. Chúng tôi cũng sẵn sàng bàn giao Quỹ bảo trì trên cho Ban quản trị khi nội bộ Ban thống nhất được với nhau, nhằm đảm bảo an toàn, tránh phát sinh tranh chấp và tuân thủ quy định của pháp luật", ông Hà lý giải.

Cũng theo vị này, đến tháng 3/2018, Ban Quản trị cụm chung cư N05 tổ chức thành công Hội nghị nhà chung cư cụm chung cư N05 lần thứ 2 và UBND quận Cầu Giấy có quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 10/4/2018 công nhận Ban quản trị cụm nhà chung cư N05 nhiệm kỳ 2018 – 2021.

Ban quản trị nhiệm kỳ mới đã được kiện toàn và cùng chủ đầu quyết toán, thống nhất số dư quỹ bảo trì của cụm chung cư N05 là gần 80 tỷ đồng (bao gồm tiền bảo trì và tiền lãi phát sinh từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày 30/9/2018) nên chủ đầu tư đã tiến hành bàn giao toàn bộ số tiền trên cho Ban quản trị quản lý và sử dụng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Lê Thị Thanh, Trưởng Ban Quản Trị cụm chung cư NO5 cho rằng, việc chủ đầu tư chậm trễ bàn giao quỹ bảo trì trong suốt nhiều năm khiến Ban quản trị gặp không ít khó khăn trong quá trình duy tu, bảo dưỡng tòa nhà dẫn đến 4 tổ hợp chung cư N05 ngày càng xuống cấp.

Thậm chí, nhiều cư dân cho rằng, nhà nước cần có chế tài xử lý những chủ đầu tư "om" quỹ bảo trì với số tiền hàng tỷ đồng mà không chịu bàn giao cho cư dân với bất kỳ lý do gì. "Nói là tính theo lãi suất ngân hàng nhưng người mua nhà chúng tôi thiệt thòi đủ đường trong suốt nhiều năm qua", vị cư dân bức xúc.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Mua nhà ở xã hội của HUD, c�� dân bức xúc vì "vừa mưa đã lo thấm dột"

An toàn cư dân bị bỏ qua

Dự án Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp CT1-A1&A2 Tây Nam Linh Đàm do Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN (Công ty thành viên Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - HUD) làm chủ đầu tư. Dự án được chủ đầu tư bàn giao để tiếp nhận và sinh sống từ tháng 4.2016.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, ngay từ khi nhận nhà, tòa nhà CT1-A1&A2 đã bộc lộ nhiều tồn tại, khiếm khuyết liên quan tới chất lượng công trình và an toàn PCCC…

Hàng loạt các vấn đề an toàn PCCC, chất lượng công trình không được khắc phục đang khiến cư dân chung cư CT1-A1-A2 bức xúc.

Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Văn Ngọc, Trưởng Ban quản trị (BQT) tòa nhà chung cư CT1-A1&A2, cho biết những tồn tại bất cập đã được cư dân thống báo, mời họp bằng văn bản trực tiếp với Đại diện BQL Nhà ở xã hội HUD.VN nhưng sau nhiều lần trao đổi, họp bàn trực tiếp vẫn không giải quyết được triệt để.

Cũng theo ông Ngọc, hiện nay chung cư CT1- A1&A2 là 1 trong 91 chung cư vi phạm về PCCC đã được Cảnh sát PCC&CC TP Hà Nội công bố tháng 5.2018. "Hệ thống PCCC liên tục báo cháy giải, có thời gian hàng giờ, hàng tháng… gây hoang mang, sợ hãi trong cư dân, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ có thai. Ngoài ra, hệ thống hút khói hành lang yếu, đầu báo cháy hoạt động không ổn định, đầu chữa cháy sprinkler hoen rỉ, vỡ, nước cháy ra từ tổ hợp chuông – đèn báo cháy…", ông Ngọc nêu.

Nước chảy ra từ chuông, đèn báo cháy.

Cũng theo ông Ngọc, công tác bảo hành bảo trì tòa nhà của chủ đầu tư đang khiến cư dân bức xúc nhất. Trong đó, các mục bị lỗi, sai hỏng đã có kiến nghị sửa chữa nhiều lần nhưng không được chủ đầu tư sửa, khắc phục khiến mức độ xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng hơn.

"Nước từ mái nhà dột qua các tấm panel xuống hành lang, căn hộ áp mái. Tình trạng thấm nước từ mặt tường ngoài vào trong nhà, căn hộ gây ẩm mốc, bốc mùi. Đặc biệt, cửa gỗ trong nhiều căn hộ bị mối mọt đục rỗng, nguy cơ sập cửa gây mất an toàn", ông Ngọc cho biết.

Tình trạng thấm dột xảy ra ngày càng nghiêm trọng tại các căn hộ áp mái của chung cư CT1-A1&A2 Tây Nam Linh Đàm.

Cửa gỗ căn hộ mối mọt....

Có mặt tại tầng áp mái tòa nhà CT1-A1&A2, anh Diễn chủ căn hộ 1213 cho biết, ngay từ ngày thời gian đầu nhận nhà về ở đã có tình trạng thấm dột mái nhà, tường trong căn hộ nhà anh. Tuy nhiên, anh đã nhiều lần phản ánh tới chủ đầu tư yêu cầu sửa chữa, khắc phục lỗi nhưng tới nay không được xử lý, mức độ hư hỏng thấm, dột ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, HUD.VN còn chây ì không bàn giao hết kinh phí bảo trì cho Ban quản trị tòa nhà quản lý. Tổng kinh bảo trì của tòa nhà là 2,4 tỷ đồng, tuy nhiên chủ đầu tư mới bàn giao 700 triệu đồng (30% tổng kinh phí bảo trì).

Đặc biệt, việc cấp sổ hồng cho cư dân được chủ đầu tư hứa hẹn nhiều lần nhưng tới nay vẫn chưa được thực hiện.

Kiến nghị khởi tố chủ đầu tư

Mới đây, tại công văn số 49 gửi tới lãnh đạo Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội và chủ đầu tư, BQT tòa nhà chung cư CT1-A1&A2 kiến nghị cơ quan và các đơn vị chức năng liên quan truy cứu trách nhiệm, điều tra, khởi tố đối với Công ty HUD.VN vì đã có hành vi chây ì không khắc phục sửa chữa hệ thống PCCC, chiếm dụng kinh phí bảo trì và không bảo hành tòa nhà… xâm hại nghiêm trọng đến an toàn tính mạng và quyền lợi của cư dân.

Theo Trưởng BQT tòa nhà, đến thời điểm hiện nay, cư dân tòa nhà đã làm và gửi khoảng gần 100 Công văn kiến nghị đến chủ đầu tư và các đơn vị, cơ quan chức năng. Nhưng những tồn tại, bất cập của tòa nhà chưa được giải quyết triệt để.

Cư dân và Ban quản trị tòa nhà kiến nghị cơ quan chức năng điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm truy cứu trách nhiệm đối với Công ty HUD.VN.

"Đại diện cư dân, trưởng Ban quản trị tòa nhà đã trực tiếp làm việc với ông Tống Trường Hải – TGĐ Công ty HUD.VN về những tồn tại nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết. Trong buổi làm việc, ông Tống Trường Hải còn lớn tiếng đòi lại nhà nếu cư dân không tiếp nhận hệ thống PCCC đang hỏng", Trưởng BQT tòa nhà nêu tại công văn số 49.

Bên cạnh đó, Ban quản trị tòa nhà đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ việc thu sai khoảng hơn 200 triệu đồng tiền lắp đặt hệ thống cấp nước sạch và đồng hồ nước sai quy định của HUD.VN.

Theo: Trần Kháng

Dân Việt

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Bất động sản logistics Việt Nam nóng lên nhờ thương mại đi��n tử

Jones Lang LaSalle (JLL) vừa công bố báo cáo tổng quan về tiềm năng của thị trường bất động sản hậu cần (logistics) Việt Nam trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ rộng khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Đơn vị này cho biết, tại Việt Nam, cùng với sự phát triển không ngừng của điện thoại thông minh và mức độ phủ sóng mạng 4G ngày càng mở rộng, doanh thu từ hoạt động mua sắm trực tuyến liên tục gia tăng. Theo đó là nhu cầu cũng như áp lực ngày càng tăng lên hệ thống logistics, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối và bán lẻ, cũng như hệ thống nhà xưởng, nhà kho.

Đơn vị này dẫn nguồn cuộc khảo sát "Sự thật về người tiêu dùng trực tuyến" do KPMG thực hiện, người tiêu dùng Việt Nam thích sự tiện lợi của tính năng so sánh giá, các đợt giảm giá trực tuyến và các gói dịch vụ sản phẩm được chào bán với mức giá tốt hơn trên các trang chuyên bán lẻ trực tuyến như Amazon, Lazada và Tiki.

Trên thực tế, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng ghi nhận được những thương vụ lớn như Alipay của Jack Ma, nhà sáng lập của Alibaba bắt tay với Tổng công ty thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS).

Trong khi đó, cổng thông tin thương mại điện tử nội địa Tiki đã nhận được 44 triệu USD đầu tư từ JD.com - đối thủ cạnh tranh của Alibaba. Trước đó, vào năm 2016, Central Group đã thâu tóm Zalora Việt Nam và chính thức đổi tên thành Robins Việt Nam.

Cảng, khu bãi, khu công nghiệp, khu trung chuyển hàng hóa thuộc nhóm bất động sản logistics Việt Nam. Ảnh: JLL

JLL đánh giá, logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường thương mại điện tử. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics và vận hành thương mại điện tử nước ngoài đang rất nỗ lực để không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Sự ra đời của Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW tại Việt Nam, một liên doanh giữa Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và nhà đầu tư Becamex IDC vào tháng 1/2018 có thể xem là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.

So với các nước khác trong khu vực, thị trường logistics của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, thị trường chủ yếu cung cấp các sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, phát triển tại khu vực xa trung tâm. Với tiềm năng phát triển của ngành thương mại điện tử và lĩnh vực sản xuất, thị trường logistics Việt Nam được mong đợi sẽ bước lên một nấc thang mới trong tiến trình phát triển của thị trường này, tương tự như tiến trình mà các thị trường khác trong khu vực đã trải qua.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng nêu ra một số thách thức đối với bất động sản logistics Việt Nam. Thách thức thứ nhất là mức chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Việc phát triển được một hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt vẫn còn là một chặng đường dài. Vẫn có nhiều dự án giao thông vận tải bị chậm tiến độ do sự chậm trễ trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, huy động vốn cũng như mô hình hợp tác công tư (PPP) chưa đem đến được nhiều thành công như mong đợi.

Thách thức thứ hai là quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả về thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Theo báo cáo "Doing Business 2018" của World Bank, hiện Việt Nam đang mất 105 giờ để xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và và 132 giờ để nhập khẩu phụ tùng ôtô, dài hơn đáng kể so với 62 giờ đối với xuất khẩu và 54 giờ nhập khẩu tại Singapore.

Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Trong tổng số, chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục chiếm hơn 30% so với chỉ 10-15% ở các nước phát triển như Singapore.

Theo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2017-2018, Việt Nam đạt mức tăng tương đối khiêm tốn, đạt hạng 55 và theo sát sau là Philippines (hạng 56). Tuy vậy, Việt Nam vẫn cần nỗ lực để đạt được cải tiến trên tất cả phương diện, đặc biệt là ở các chỉ số trong Nhóm các yêu cầu căn bản (thứ 75), đặc biệt là hạng mục Giáo dục đại học và đào tạo (thứ 84) trong bối cảnh việc thiếu lực lượng lao động có trình độ cao đang là trở ngại cho hoạt động kinh doanh.

Vũ Lê

Royal Park villa - FLC Hạ Long, điểm nhấn đẳng cấp giữa kỳ quan thế giới

Royal Park được mệnh danh là "hàng hiếm" đẳng cấp nhất của FLC Hạ Long

Trong vòng 2 năm trở lại đây, sức bật mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng và du lịch Hạ Long đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Bản đồ du lịch Hạ Long đang dịch chuyển dần ra phía Bắc thành phố, lấy tâm điểm là vịnh Hạ Long với sự xuất hiện của hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn, điển hình phải kể tới dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort (FLC Hạ Long) của Tập đoàn FLC.

Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên đồi Văn Nghệ, với tổng vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng, FLC Hạ Long là quần thể du lịch nghỉ dưỡng hội tụ đầy đủ những dịch vụ, tiện ích đẳng cấp khác biệt mang phong cách thượng lưu mà không phải dự án nào cũng có được.

Dự án có quy mô đồ sộ bao gồm 649 căn hộ khách sạn và 304 căn biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, điểm nhấn đẳng cấp nhất quần thể FLC Hạ Long là khu biệt thự trải dài theo triền đồi được chia làm ba phân khu chính: Crown Village, Phoenix Hill và Royal Park.

Phối cảnh tổng thể khu biệt thự FLC Hạ Long

Chuẩn sống thượng lưu

Theo đại diện chủ đầu tư, Royal Park là phân khu biệt thự hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn "vàng" của dòng sản phẩm villa nghỉ dưỡng cao cấp, được xem như những báu vật nâng niu và giữ lại sau cùng của quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long.

Nằm kiêu hãnh trong lòng sân golf 18 hố xanh mát, Royal Park bao gồm 113 căn biệt thự nổi bật với sắc trắng tinh khôi, thiết kế mái thoải và không gian mở đặc trưng của vùng Địa Trung Hải.

Royal Park được quy hoạch thành ba tiểu khu The Garden, The Regal và The Legend. Mỗi tiểu khu mang một phong cách và màu sắc khác nhau, song vẫn thể hiện đẳng cấp thượng lưu, phú quý.

Không gian xanh mát tại Royal Park

The Garden lấy cảm hứng từ khu vườn địa đàng được tạo nên bởi những vườn bậc thang, vườn bách thảo, xen kẽ là những lối đi trải sỏi uốn lượn dẫn bước đến hồ nước trong xanh, mang đến không gian sống, nghỉ dưỡng an yên tuyệt đối cho gia chủ và du khách.

Nếu như The Garden ẩn chứa vẻ đẹp tinh tế, sang trọng thì The Regal mang phong cách hoàng gia với tông màu chủ đạo vàng tím biểu trưng cho sự phồn thịnh. Trong khi đó, The Legend hiện đại, cá tính và phóng khoáng, sẽ là ngôi nhà lý tưởng giúp nâng tầm vị thế của giới thượng lưu, doanh nhân.

Không chỉ gây ấn tượng về không gian sống, Royal Park cũng là phân khu biệt thự duy nhất sở hữu hệ tiện ích riêng vượt trội: Sân vườn bậc thang, Sandy Kid Garden đài phun nước, đường tản bộ, nhà đa năng, đài vọng cảnh…

Đài vọng cảnh nơi thu trọn kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long

Ngoài ra, cư dân của Royal Park cũng thừa hưởng hơn 30 tiện ích 5 sao của quần thể FLC Hạ Long bao gồm: khách sạn FLC Grand Hotel Halong, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, bể bơi vô cực ngoài trời 1.000m2, bể bơi trong nhà 300m2, khu tâm linh, sân golf 18 hố, siêu thị mua sắm tại Crown Village, Kid's Corner Phoenix Hill…

Royal Park sở hữu hệ tiện ích 5 sao riêng biệt

Chính sách ưu đãi "có một không hai"

Sở hữu những ưu điểm "hiếm có khó tìm", chỉ sau 4 tháng ra mắt thị trường, Royal Park đã chinh phục được những nhà đầu tư khó tính nhất.

Không chỉ là khu biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất của FLC Hạ Long, Royal Park còn được biết đến với chính sách ưu đãi hết sức bất ngờ ""Nhận nhà trước, trả tiền sau". Theo đó, khách hàng chỉ cần đóng trước 40% giá trị biệt thự là được nhận nhà bàn giao thô và hoàn thiện mặt ngoài.

Trở thành chủ sở hữu biệt thự Royal Park, khách hàng cũng sẽ được tham gia chương trình ủy thác kinh doanh của chủ đầu tư với mức chia sẻ 85% lợi nhuận cho thuê cùng cơ hội quay số trúng thưởng 01 xe hơi Mercedes GLC 250 2018.

Đăng ký thăm quan và tư vấn qua hotline: ‎‎098.666.8558 – 093.535.1111

Hồng Tiệp

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Hà Nội chuẩn bị công bố danh sách 47 dự án phải thu hồi đ��t do chậm tiến độ

Hà Nội sẽ thu hồi 47 dự án chậm tiến độ.

Sáng nay, ngày 13/8, trong cuối phiên giải trình của HĐND TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung đã làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu HĐND Thành phố quan tâm.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, tình trạng các dự án vốn ngoài ngân sách nhưng có sử dụng đất chậm triển khai được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm và gây bức xúc trong dư luận.

Nguyên nhân có nhiều, từ năng lực của nhà đầu tư yếu, khâu giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, những thay đổi trong chính sách đất đai, đặc biệt là do sự yếu kém trong quản lý… Thực trạng này cần phải được kiên quyết xử lý.

Theo đó, một mặt, UBND Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch, phân công, đôn đốc các sở, ngành, Thanh tra Thành phố kiểm tra, thanh tra, đề xuất thu hồi những dự án không đủ điều kiện.

Mặt khác, Thành phố sẽ tiếp tục đối thoại, làm rõ những vướng mắc, từ đó cố gắng, phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư. Hiện Thành phố cũng đang khẩn trương hoàn thành phần mềm quản lý các dự án để quản lý chặt chẽ hơn…

Đặc biệt, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung nêu rõ, tới đây, thành phố sẽ công bố công khai danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi đất.

Để có danh sách này, Thành phố đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi chủ đầu tư thực sự không thể tiếp tục triển khai.

Theo ông Chung, Thành phố là sẽ tiếp tục rà soát, thu hồi đất tại các dự án mà chủ đầu tư không còn năng lực thực hiện.

Như với 22 dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố đã gia hạn đến hết tháng 8/2018, nếu các chủ đầu tư không đủ năng lực triển khai thì sẽ kiên quyết thu hồi...

Nguồn baodautu.vn

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Bộ Xây dựng nói gì về cách tính diện tích tại dự án MonCity?

Cụ thể, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản khẳng định đối với những hợp đồng mua bán căn hộ được ký từ ngày 1/7/2015 thì việc xác định diện tích sử dụng căn hộ được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở năm 2014 thì diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thuỷ bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, logia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

"Như vậy, Luật Nhà ở năm 2014 chỉ quy định cụ thể cách tính diện tích ban công mà không có quy định cụ thể về cách tính diện tích logia. Trong thực tế thì việc thiết kế logia cũng rất đa dạng về hình thức kiến trúc, kích thước, vật liệu... Do chưa có quy định của pháp luật nên khi tính diện tích logia thì khách hàng (bên Mua) và chủ đầu tư (bên Bán) tự thoả thuận, thống nhất và thực hiện theo hợp đồng mua bán căn hộ đã ký giữa hai bên" –Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản khẳng định.

Công văn Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng gửi chủ đầu tư.

Cơ quan này cũng hướng dân thêm: "Theo hồ sơ và bản vẽ kèm theo, tường ngăn giữa lô gia với phòng khách nằm trong căn hộ là diện tích sử dung riêng và được tính vào diện tích sử dụng căn hộ".

Đối với cách tính hộp kỹ thuật, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản khẳng định theo điểm b, Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở 2014 thì hộp kỹ thuật thuộc sở hữu chung, khi tính diện tích sử dụng căn hộ thì không tính diện tích sàn có hộp kỹ thuật. Việc xác định diện tích sàn hộp kỹ thuật căn cứ theo thiết kế hộp kỹ thuật được xác định tại hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định. Trường hợp có khiếu nại, tranh chấp về hợp đồng mua bán căn hộ đã ký trước đây (kể cả phần diện tích logia và hộp kỹ thuật) thì giải quyết theo pháp luật về dân sự.

Sau khi có văn bản hướng dẫn từ Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng về phía chủ đầu tư dự án, ông Đặng Xuân Tâm - Tổng giám đốc HD Mon Real Estate cho biết, trước mắt doanh nghiệp sẽ tập trung xem xét các nội dung đã được Cục quản lý nhà và thị trường hướng dẫn. Theo đó, nếu phần diện tích nào đo thiếu cho cư dân, doanh nghiệp sẽ trả lại hoàn toàn theo đúng quy định trong hợp đồng, phần diện tích nào đo thừa cho cư dân sẽ tính toán cách xử lý sao cho hài hoà.

"Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, doanh nghiệp sẽ sớm tổ chức buổi làm việc với cư dân để có sự thống nhất giải quyết mọi vấn đề khúc mắc giữa hai bên", ông Tâm khẳng định.

Được biết, trước đó theo phản ánh của cư dân, sau khi nhận bàn giao căn hộ, các cư dân tại đây đã thuê đơn vị thứ 3 về đo lại diện tích căn hộ và phát hiện một số căn hộ bị sai số vượt 0,5% diện tích căn hộ. Cụ thể các diện tích lệch từ 0,5 đến hơn 1m2 đối với diện tích chủ đầu tư đo đạc. Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch về diện tích đo đạc căn hộ giữa chủ đầu tư và khách hàng đang có sai số là do bị vướng trong cách tính diện tích căn hộ theo thông tư 03 của Bộ Xây dựng.

Hải Phát bị tố để gần 1.000 hộ dân dùng nước bẩn suốt 4-5 năm

Thời gian vừa qua, nhiều cư dân tại khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) liên tục căng băng rôn phản đối chủ đầu tư đã không quan tâm đến vấn đề nước sạch, khiến cư dân về ở 4-5 năm nhưng vẫn phải dùng nước bẩn, không đảm bảo chất lượng.

Gần 1.000 hộ dân phải dùng nước không đạt tiêu chuẩn

Nhiều cư dân còn treo băng rôn trước nhà phản đối chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát với các nội dung như: "yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch"; "cư dân Tân Tây Đô cần nước sạch"; "Tân Tây Đô: 5 năm dùng nước độc Asen, Amoni"…

Ngày 1/8, cư dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu về tình trạng nước tới Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trong đơn kêu cứu, người dân cho biết gần 1.000 hộ dân phải tốn nhiều tiền để mua máy lọc nước chống chọi với nước bẩn. Những hộ có điều kiện hơn phải bỏ hàng triệu đồng mỗi tháng để mua nước bình đóng chai về sinh hoạt.

Người dân Tân Tây Đô treo băng rôn tại ban công phản đối chủ đầu tư Hải Phát. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Người dân còn cho rằng trên địa bàn có Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội sẵn sàng bán nước sạch cho khu đô thị Tân Tây Đô, nhưng chủ đầu tư vẫn mua nước khoan bị cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra là không đạt chuẩn của một doanh nghiệp khác.

Người dân nói rằng đường ống nước của Công ty nước sạch Tây Hà Nội đi qua quốc lộ 32, dẫn nước sạch từ sông Đà về, cách Tân Tây Đô chỉ 500m nhưng Hải Phát vẫn không mua cho dân.

Ngày 31/7, sau khi nhận được phản ánh từ người dân, UBND huyện Đan Phượng vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội báo cáo về việc cung cấp nước sạch tại khu đô thị Tân Tây Đô. Văn bản do ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, chỉ rõ việc cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân khu đô thị Tân Tây Đô thời gian qua không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành của Nhà nước gây bức xúc cho cư dân nơi đây.

Yêu cầu xử lý trách nhiệm Hải Phát

Theo UBND huyện Đan Phượng, khi được xây dựng vào năm 2008, khu đô thị Tân Tây Đô được bố trí nguồn nước từ trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm đặt ở thôn Hạnh Đản, sau sẽ bổ sung từ nguồn nước sông Đà. Tuy nhiên, đến nay trạm cấp nước trên chưa được xây dựng.

Năm 2010, huyện Đan Phượng có công văn xác nhận trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm chưa được xây dựng gửi và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xem xét cấp phép khai thác nước ngầm, xây dựng trạm xử lý nước sạch 1.200 m3/ngày đêm để phục vụ cho các hộ dân Tân Tây Đô và đã được chấp thuận.

Vị trí khu đô thị Tân Tây Đô

Tuy nhiên, trạm cấp nước 1.200 m3/ngày đêm bị các ngành chức kiểm tra và chỉ ra chất lượng nước không đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Cơ quan chức năng đã tiến hành cải tạo, sửa chữa nhưng đến nay chất lượng nước vẫn chưa khắc phục được theo đúng quy định của Nhà nước.

Ngày 4/6, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch sông Đà đến Tân Tây Đô, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn, đáp ứng nhu cầu nước sạch chính đáng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét xử lý trách nhiệm Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát, Công ty cổ phần đầu tư Công nghệ & Môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng theo quy định.

Đáp ứng nguyện vọng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội bổ sung địa bàn khu đô thị này thuộc mạng lưới cấp nước sạch tập trung bằng nguồn nước sông Đà.

Hải Phát nói đã làm hết sức vì người dân

Ngay sau khi UBND huyện Đan Phượng đề nghị xem xét xử lý trách nhiệm của Hải Phát, doanh nghiệp này đã có thông báo giải trình. Hải Phát cho rằng cư dân yêu cầu doanh nghiệp này cung cấp nước sạch là không có căn cứ, bởi khi bàn giao căn hộ, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam là đơn vị cung cấp nước duy nhất trên địa bàn.

Hải Phát cũng cho rằng chính công ty này đã không cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho người dân, chứ chủ đầu tư không có khả năng cung cấp nước. Với vai trò của chủ đầu tư, Hải Phát đã làm hết sức mình đồng hành cùng cư dân để yêu cầu được cung cấp nước sạch.

Hải Phát mua nước của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam cung cấp cho dân nhưng không đảm bảo chất lượng. Ảnh: Báo Xây Dựng.

Hải Phát cũng cho biết đang làm việc với đơn vị cung cấp nước từ sông Đà về để cung cấp cho Tân Tây Đô. Tuy nhiên doanh nghiệp này không thông báo chính xác thời gian nào hoàn thành và khi nào cấp được cho cư dân.

Chủ đầu tư cũng cho biết phản đối việc một số băng rôn có nội dung làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của đơn vị này, đặc biệt khi thời điểm căng băng rôn ngay sát việc Hải Phát vừa chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán.

Doanh nghiệp cũng tuyên bố sẽ có ý kiến với cơ quan chức năng, đề nghị điều tra làm rõ việc cá nhân, tổ chức nào đứng ra thực hiện việc treo băng rôn quy mô lớn tại tòa nhà HHB, CT2A-B của Tân Tây Đô với mục tiêu nhắm vào thương hiệu Hải Phát.

Theo Zing

Dân chung cư nhận 80 tỷ quỹ bảo trì sau 7 năm sử dụng

Sáng 4/10, chủ đầu tư dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất N05 (gọi tắt là dự án cụm chung cư N05), phường ...